Trị giá kim ngạch xuất khẩu 4 nhóm hàng thuộc ngành dệt may tính đến 15-12, đơn vị tính "tỷ USD". Biểu đồ: T.Bình. Vì sao có sự chênh lệch lớn như trên?, ngày 21-12, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Nguyễn Thị Hồng Thu- Trưởng ban Tổng hợp, thông tin và truyền thông của Hiệp hội diệt may Việt Nam (VITAS) cho biết: Con số thống kê và ước tính mà ngành dệt may đưa ra cũng căn cứ vào thống kê của Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên, ngành dệt may đưa ra con số tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành bao gồm 4 nhóm sản phẩm gồm: Dệt may, xơ, sợi dệt; vải mành, vải kỹ thuật; nguyên phụ liệu dệt may. Trong khi đó, Tổng cục Hải quan lại tách riêng để thống kê cho từng nhóm sản phẩm này và riêng nhóm nguyên phụ liệu dệt may được Tổng cục Hải quan thống kê chung trong nhóm nguyên phụ liệu dệt may, da giày. Như vậy, căn cứ theo cách tính của ngành dệt may (tổng cả 4 nhóm sản phẩm), đến ngày 15-12, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành này đạt gần 27,2 tỷ USD (theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan). Trong đó, dệt may đạt 22,577 tỷ USD; xơ, sợi dệt đạt 2,772 tỷ USD; nguyên phụ liệu dệt may, da giày đạt 1,427 tỷ USD; vải mành, vải kỹ thuật 401 triệu USD. Chỉ tính riêng nửa đầu tháng 12, 4 nhóm hàng trên đạt tổng giá trị kim ngạch 1,214 tỷ USD. Nếu duy trì được kim ngạch này trong nửa cuối tháng 12, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may cả năm 2016 sẽ rơi vào khoảng 28,4 tỷ USD. Cũng liên quan đến hoạt động xuất khẩu dệt may trong năm 2016, bà Nguyễn Thị Hồng Thu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2016 chỉ đạt khoảng 5% so với năm 2015. Mức tăng trưởng thấp của năm 2016 do nhiều yếu tố bất lợi như: Khó khăn chung của thị trường xuất khẩu, tiêu thụ hàng dệt may toàn thế giới; yếu tố cạnh tranh từ một số quốc gia sản xuất xuất khẩu hàng dệt may có nhân công rẻ ở châu Á; vấn đề ổn định tỷ giá… |