【đội hình mu 2019】Khai thác nguồn lợi khổng lồ trên thị trường phân bón

作者:Thể thao 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 10:48:18 评论数:

Phân bón hữu cơ

Hội nghị Phát triển phân bón hữu cơ do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 9/3/2018. Ảnh: NK

Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường,ácnguồnlợikhổnglồtrênthịtrườngphânbóđội hình mu 2019 khi trả lời báo chí bên lề Hội nghị Phát triển phân bón hữu cơ (PBHC), do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 9/3/2018, tại Hà Nội.

PV: Thưa Bộ trưởng, ông đánh giá như thế nào về vai trò của việc sử dụng PBHC, hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường:Phân bón là vật tư nông nghiệp đóng vai trò quan trọng và được sử dụng với số lượng lớn hàng năm trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Nhu cầu sử dụng phân bón ở Việt Nam hiện nay ước tính khoảng 11 triệu tấn các loại. Việc sản xuất và sử dụng phân bón đúng cách, cân đối sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản.

Tính đến tháng 12/2017, số lượng sản phẩm phân bón vô cơ đang được sản xuất, nhập khẩu và sử dụng trong nước nhiều gấp 19 lần so với phân bón hữu cơ (713 sản phẩm PBHC so với 13.423 sản phẩm phân bón vô cơ). Việc sử dụng phân bón hóa học trong một thời gian dài đã gây ô nhiễm, thoái hóa đất và ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản.

Hiện nay, cả nước có 180 doanh nghiệp (DN) sản xuất PBHC, chiếm 24,5% trên tổng số 735 DN sản xuất phân bón đã được Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương cấp phép, với quy mô công suất lớn nhỏ khác nhau (từ 20 nghìn đến 500 nghìn tấn/năm).

Thực tế, thị trường sản xuất PBHC là thị trường khổng lồ, có rất nhiều tiềm năng. Đến thời điểm này, Việt Nam đã có 43.000 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Nhiều bà con ứng dụng bón phân hữu cơ trong sản xuất.

Về nguyên liệu sản xuất PBHC, chúng ta có nhiều thuận lợi. Riêng phế phụ phẩm trong nông nghiệp có khoảng 60 - 70 triệu tấn/năm, trong thủy sản khoảng 20 triệu tấn, bên cạnh đó chúng ta có phân bùn rất giá trị để sản xuất chế biến phân bón hữu cơ.

Đây là những cơ sở hết sức thuận lợi để phát triển sản xuất PBHC. Kể cả yêu cầu trong nước và thế giới, nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp sạch hữu cơ, chúng ta hoàn toàn có đủ nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ. Đó là những điều căn cốt để chúng ta phát triển ngành này.

Ông Nguyễn Xuân Cường
  Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Chúng ta cũng biết rằng, chương trình tái cơ cấu nông nghiệp của Bộ NN&PTNT là phấn đấu tiến nhanh hơn trong việc tạo ra nông sản sạch, chất lượng cao và hội nhập thành công với chuỗi phân phối nông sản toàn cầu.

Để làm được điều đó, sử dụng PBHC sẽ là một trong những giải pháp rất quan trọng đối với sản phẩm cây trồng. Bởi vì, sản phẩm PBHC khi sử dụng để thực hiện quy trình canh tác sẽ đảm bảo hiệu quả trên nhiều mặt, nhiều phương diện.

PV: Thưa Bộ trưởng, hiện nay PBHC chưa có quy chuẩn quy định chính thống trên toàn quốc và nông dân vẫn giữ thói quen sử dụng phân bón vô cơ. Vậy, làm như thế nào để khắc phục điểm này?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường:Rõ ràng để thay đổi một thói quen lâu đời, chuyển từ phương thức canh tác nặng về phân bón vô cơ sang phương thức tập trung ưu tiên phát triển nhiều hơn tỷ lệ PHC là không dễ dàng.

Tuy nhiên, chúng ta phải xác định đây là việc khó nhưng không có nghĩa là không làm được, bởi đây là một dạng sử dụng phân bón truyền thống. Bên cạnh đó, nếu như muốn phải thay đổi nhận thức thì phải có sự vào cuộc công tác quản lý nhà nước, các DN và kể cả người dân để thay đổi tập quán. Tôi cũng nhắc lại, một trong những giải pháp quan trọng nữa là sự vào cuộc của truyền thông.

Hơn nữa, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 108/2017/NĐ-CP quản lý nhà nước về phân bón (NĐ 108) đưa về một mối quản lý. Trong nghị định này có nội dung rất quan trọng là ưu tiên phát triển sử dụng sản phẩm PBHC, cùng với đó là một loạt cơ chế, chính sách, các văn bản pháp luật khác. Đây là khung khổ pháp luật sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nhanh hướng sản xuất sử dụng PBHC.

Ngoài ra, chúng ta rất có niềm tin là hiện có gần 100 DN lớn cũng ủng hộ chương trình phát triển PBHC. Các DN này đã bắt đầu nghiên cứu, tổ chức sản xuất và hướng mở rộng hơn tổ chức sản xuất này. Không những vậy, các DN liên kết với bà con nông và nhiều vùng bà con nông dân cũng đã quay trở lại áp dụng sử dụng PBHC ở các cấp độ quy mô khác nhau.

Như vậy, khi Chính phủ hoàn thiện khung pháp luật và công tác quản lý nhà nước về PBHC, DN vào cuộc đồng hành, nông dân đồng hành ủng hộ bằng cách sản xuất ra những nông sản sạch trên nền tảng ứng dụng PBHC, tôi tin tưởng rằng thời gian tới sẽ đẩy nhanh sản xuất sử dụng PBHC vào trong quá trình tổ chức sản xuất một nền sản xuất theo hướng sạch hơn, chất lượng cao, bền vững, hiệu quả hơn, trên cơ sở đó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

PV: Trước thực trạng phân bón giả Việt Nam trên thị trường hiện nay thì công tác thanh kiểm tra xử lý các doanh nghiệp như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường:Hiện nay, có một nút thắt trong quản lý phân bón là còn tồn tại là còn hàng giả, hàng kém chất lượng và các sản xuất không đúng với quy định. Một trong những giải pháp trong thời gian tới tập trung công tác thanh, kiểm tra để đảm bảo có thị trường và môi trường sản xuất lành mạnh.

Ngoài NĐ 108 thì Thủ tướng Chính phủ chuẩn bị ký ban hành nghị định về xử phạt các hoạt động vi phạm trong lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông sử dụng phân bón, đó là một chế tài quan trọng.

Cùng với đó, Bộ NN&PTNT trên cơ sở được Chính phủ giao nhiệm vụ chức năng là cơ quan thống nhất quản lý về phân bón, chúng tôi đang củng cố lại các cơ quan quản lý và hướng dẫn các địa phương, cụ thể là các sở NN&PTNT củng cố bộ phận này.

Song song đó, chúng ta cần hơn nữa sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác quản lý phân bón, công tác giáo dục tuyên truyền thuyết phục để tất cả các thành phần sản xuất vào quá trình sử dụng phân bón này thực thực hiện một cách tốt nhất, nghiêm nhất theo chủ trương của Chính phủ.

PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Bộ NN&PTNT đặt ra mục tiêu: Sử dụng tối đa phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất PBHC phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tăng lượng PBHC sản xuất công nghiệp để sử dụng trong nước ít nhất là 3 triệu tấn/năm và xuất khẩu đạt 0,5 triệu tấn/năm. Lựa chọn, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất PBHC tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế về nhân lực, trang thiết bị và nguyên liệu sẵn có của Việt Nam.

Tăng tỷ lệ sản phẩm PBHC so với tổng số sản phẩm phân bón từ 5% hiện nay lên 10% trong thời gian tới. Khuyến khích, vận động để đảm bảo ít nhất 50% trong tổng số các đơn vị sản xuất phân bón cả nước cam kết đầu tư phát triển sản xuất PBHC, đặc biệt là các đơn vị sản xuất phân bón vô cơ lớn hiện nay.

Trong năm 2018, cơ bản hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn về PBHC phục vụ công tác quản lý nhà nước./.

Khánh Linh