当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bd tl tbn】Phân công công việc phù hợp với nhân viên để nâng cao năng suất

Theâncôngcôngviệcphùhợpvớinhânviênđểnângcaonăngsuấbd tl tbno báo cáo toàn cầu “Thế giới việc làm 2014” của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và nhận định của ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc ILO, thì “năng suất lao động và năng lực cạnh tranh thấp là một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam”. Đặc biệt theo các số liệu “năng suất của lao động Việt Nam thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần. Ngay cả so với các nước ở ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan”.

Nâng cao năng suất

Phân công công việc phù hợp để nâng cao năng suất lao động

Nguyên nhân của vấn đề này đầu tiên phải kể đến là công việc không phù hợp với chuyên môn, kỹ năng và đặc biệt là lòng đam mê. Môi trường làm việc thiếu thân thiện, chuyên nghiệp và hợp tác, thiếu tôn trọng, không ghi nhận thành tích và đặc biệt là họ không nhìn thấy con đường phát triển ở phía trước. Do vậy đa số người lao động làm việc đều không vui. 

Kế đến, phương pháp quản trị “cảm tính” đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và năng suất lao động. Cần cho nhân viên biết con đường nào phải đi, công việc gì phải làm, làm thế nào là đạt… đặc biệt khi họ làm đạt thì họ sẽ được gì. Thứ ba, việc thiếu đầu tư công tác đào tạo đã khiến người lao động làm việc mà thiếu sự chủ động và sáng tạo, chưa hiểu nghề và thiếu gắn bó. 

Nguyên nhân cuối cùng là doanh nghiệp chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu để cải tiến bộ máy quản lý, quy trình, máy móc, thiết bị. Ngoài ra những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính tại các cơ quan, doanh nghiệp và trong bộ máy hành chính nhà nước; việc thường xuyên ách tắc giao thông cũng là những nguyên nhân đáng kể ảnh hưởng đến năng suất lao động chung tại Việt Nam.

Trên cơ sở đó, cần có một số giải pháp mang tính cốt lõi để nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam như sau:

- Phân công công việc phù hợp với từng nhân viên. Người quản lý cũng cần thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn của nhân viên, kịp thời động viên và dẫn dắt họ yên tâm vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và trong công việc.

- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, hợp tác và tôn trọng. Đặc biệt hệ thống cơ sở hạ tầng quản lý phù hợp và thống nhất sẽ tạo sự chủ động cho nhân viên, giảm bớt vai trò quản lý đáng kể.

- Việc áp dụng phương pháp quản trị mục tiêu và đánh giá thành tích nhân viên vào trong cơ quan, doanh nghiệp sẽ là đòn bẩy lớn nhất trong việc nâng cao năng suất lao động của nhân viên, bởi vì khi áp dụng phương pháp này thì sẽ tạo cho nhân viên từ thế bị động (đến cơ quan, doanh nghiệp có việc gì thì làm, không có thì chơi) sang thế chủ động suy nghĩ, hoạch định công việc.

- Trả lương và các chế độ đãi ngộ đảm bảo cạnh tranh và công bằng. Để đáp ứng nguyên tắc này thì cơ quan, doanh nghiệp cần khảo sát và so sánh với cơ quan, doanh nghiệp tương đương để xây dựng chính sách trả lương và đãi ngộ vừa hợp lý vừa cạnh tranh.

- Chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nhân viên: Đầu tư để phát triển con người là một sự đầu tư thông minh vì con người là yếu tố quan trọng nhất để giúp nâng cao năng suất và tăng tính cạnh tranh đối với sản phẩm và dịch vụ. Hơn thế nữa cần xây dựng lộ trình thăng tiến cho mỗi vị trí để nhân viên nhìn thấy được họ đang ở đâu, họ làm gì, cần tham gia các khóa đào tạo nào để có thể bước lên cấp bậc cao hơn.

- Cuối cùng, doanh nghiệp cũng giống như con người, qua thời gian sẽ có lúc bị bệnh, có lúc sai đường… do vậy cần thường xuyên nghiên cứu hoặc phát động các phong trào thi đua về cải tiến để nâng cao hiệu quả quản lý, hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh. Nâng cấp hoặc thay thế máy móc, thiết bị hiện đại hơn, giảm thiểu nguồn lực, giảm chi phí do hao hụt cũng là giải pháp nâng cao năng suất và tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

 

Trần Thanh Hưng

分享到: