VHO - Sáng 28.8 tại trụ sở Bộ VHTTDL (Hà Nội),úcđẩyhợptácbảotồnvàpháthuygiátrịvănhóaphivậtthểxuyênbiêngiớkqbd vdqg dan mach đoàn Bí thư Thành ủy thành phố Sủng Tả, Quảng Tây, Trung Quốc do ông Lam Hiểu, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc với Bộ VHTTDL. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã tiếp và làm việc với đoàn công tác.
Cùng dự có đại diện lãnh đạo Cục Hợp tác quốc tế, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Cục Di sản văn hóa, và các đơn vị chức năng thuộc Bộ VHTTDL.
Buổi làm việc nhân chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác tỉnh Quảng Tây tại Việt Nam.
Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy thành phố Sủng Tả Lam Hiểu đã bày tỏ sự trân trọng vì Thứ trưởng Hồ An Phong đã dành thời gian tiếp đón đoàn.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Lam Hiểu đã nhắc lại chuyến thăm mới đây của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Trung Quốc và Tuyên bố chung xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, thắt chặt hơn mối quan hệ giữa 2 quốc gia, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân dân hai nước.
Theo Bí thư Thành ủy thành phố Sủng Tả, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và địa lý như lễ hội Nông động của dân tộc Choang (Trung Quốc) với lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) của người dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ (Việt Nam).
Cùng với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam và Trung Quốc có thể hợp tác xây dựng nhiều tuyến du lịch giữa 2 nước như Thác bản Giốc, khu du lịch xuyên biên giới Việt Nam – Bằng Tường; theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Việt Nam đến một số địa chỉ đỏ là trụ sở hoạt động cách mạng bí mật của Người tại Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu nghị...
Ông Lam Hiểu đề xuất Việt Nam và Trung Quốc triển khai vận hành chính thức Khu cảnh quan du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) - Thiên Đức (Cao Bằng); thúc đẩy nhanh chóng thành lập Khu hợp tác du lịch xuyên biên giới Văn Lãng (Việt Nam) – Bằng Tường (Trung Quốc); cùng hợp tác triển khai lễ hội Lồng tổng và lễ hội Nông động của các dân tộc Việt Nam và Trung Quốc...
“Việc chia sẻ, giao lưu văn hóa, du lịch xuyên biên giới không chỉ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể xuyên biên giới mà còn tăng cường khai thác tài nguyên du lịch; cùng nhau phát triển bền vững mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc”, ông Hiểu Lam nhấn mạnh.
Về phía Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Hồ An Phong bày tỏ vinh dự được đón tiếp đoàn đại biểu thành phố Sủng Tả tới thăm và làm việc tại trụ sở của Bộ. Đồng thời, ông đánh giá cao những đề xuất, ý tưởng mà Bí thư Lam Hiểu đã đặt ra, vì giữa 2 nước có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhiều tài nguyên và tiềm năng hợp tác văn hóa, du lịch theo hướng đôi bên cùng có lợi.
Theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL, để làm tốt công tác bảo tồn phát huy di sản, Việt Nam – Trung Quốc có thể học tập lẫn nhau. Về thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch giữa Việt Nam – Trung Quốc như Khu cảnh quan du lịch thác Bản Giốc - Thiên Đức, Khu hợp tác du lịch xuyên biên giới Văn Lãng – Bằng Tường... Chính phủ 2 nước đã giao Bộ Ngoại giao của 2 bên chủ trì làm đầu mối và thực hiện chủ trương này.
Lãnh đạo Bộ VHTTDL đã cuộc gặp gỡ với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng và họ rất mong muốn thức đẩy chủ trương này được thực hiện nhằm đạt kết quả như mong đợi.
“Bộ VHTTDL hoan nghênh chủ trương của Chính phủ 2 quốc gia và sẵn sàng ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hợp tác, phát triển.
Thời gian tới, 2 bên cần có các buổi tiếp xúc, làm việc nhiều hơn với những bước đi, kế hoạch cụ thể nhằm đưa ý tưởng vào cuộc sống. Bộ VHTTDL sẽ giao Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, các viện nghiên cứu cùng nhau tạo ra những tour, tuyến du lịch vừa bảo tồn giá trị văn hóa của bà con vùng cao, vừa phát huy giá trị di sản trong cộng đồng, xây dựng điểm đến không chỉ ở 2 nước mà còn của châu Á”, Thứ trưởng Hồ An Phong bày tỏ.