【nhận định leverkusen vs】Hoàn thiện chế độ kế toán đối với công ty chứng khoán
Theànthiệnchếđộkếtoánđốivớicôngtychứngkhoánhận định leverkusen vso Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán- Bộ Tài chính Lê Thị Hoà, việc xây dựng Dự thảo Chế độ kế toán mới dựa trên việc tuân thủ các quy định pháp luật hiện thời, chuẩn mực kế toán của Việt Nam, các nước phát triển trên thế giới, đảm bảo phù hợp với thông lệ của thị trường và dựa vào kinh nghiệm của các CTCK đang hoạt động trong nước và quốc tế. Đồng thời, đây là công cụ để lành mạnh hóa hoạt động của CTCK và xây dựng cơ chế chống rủi ro cho CTCK.
Cụ thể, chế độ kế toán áp dụng đối với CTCK gồm 4 phần: Chế độ chứng từ kế toán, Hệ thống tài khoản kế toán, Chế độ sổ kế toán, Hệ thống Báo cáo tài chính theo hướng công ty phải bám sát với các giá trị thật và chỉ rõ các con số tài sản thực tế của công ty chứng khoán tại thời điểm lập báo cáo. Tiền của nhà đầu tư cũng sẽ được tách khỏi báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối của CTCK; Các vấn đề liên quan đến trích lập dự phòng rủi ro, đánh giá tải sản của CTCK cũng sẽ có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo cung cấp con số sát thực trên báo cáo của DN.
Ngoài ra, chế độ mới dự kiến sẽ không phân loại tài sản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản dài hạn nữa, thay vào đó sẽ thể hiện các tài sản này trong tài khoản “Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi, lỗ”. Thay đổi này đồng nghĩa với việc CTCK sẽ liên tục phải đánh giá lại mọi khoản đầu tư của mình theo giá trị thị trường.
Mặt khác, hiện nay là nhiều chứng từ của CTCK vẫn chưa có mẫu văn bản được hướng dẫn theo chuẩn mực như cho vay margin, ứng trước tiền bán chứng khoán, phiếu lệnh mua, bán... Nhằm khắc phục tình trạng này, Công ty CP Chứng khoán Maybank Kim Eng đề xuất trong chế độ kế toán mới chỉ đưa ra những tiêu thức bắt buộc phải có trong mỗi loại chứng từ, còn về biểu mẫu và những tiểu thức khác DN có thể bổ sung thêm mục đích kiểm tra, kiểm soát của DN do mỗi DN sử dụng phần mềm khác nhau.
Còn Công ty CP Chứng khoán Mirae Asset thì đề xuất Bộ Tài chính bổ sung thêm một số mẫu chứng từ đặc thù của CTCK, nhưng chỉ nên mang tính chất hướng dẫn do phần lớn dữ liệu lấy từ các phần mềm và các phần mềm có thể không tương thích nếu bắt buộc sử dụng. Trên cơ sở đó, một số CTCK cho rằng cần bổ sung chứng từ đặc thì cho các nghiệp vụ môi giới, tự doanh, lưu ký, margin (phiếu, lệnh, mua, bán, tất toán margin)... và Hoạt động ứng tiến như: Chứng từ chuyển nhượng quyền nhận tiền bán chứng khoán. Ngoài ra, Bộ Tài chính nên quy định cụ thể, chi tiết hơn yêu cầu về nội dung/cách thức lưu trữ đối với chứng từ điện tử...
Trước những kiến nghị, đề xuất của các CTCK, Bộ Tài chính đã tiếp thu và sẽ chỉnh sửa trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn.
Mai Ka
相关推荐
- Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho nông sản tại nước ngoài: Bài học từ sản phẩm vải thiều Lục Ngạn
- Lộ diện Kia K9 2022: Thiết kế đẹp mắt, có 3 tùy chọn động cơ
- Cận cảnh Kia Sonet giá hơn 200 triệu đồng vừa ra mắt
- Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- Phát hiện nữ sinh lớp 12 tử vong còn bạn trai trọng thương trong nhà nghỉ
- Tác dụng phụ khi sử dụng vitamin E điều trị sẹo
- Cách quản trị rủi ro của nữ triệu phú 37 tuổi