Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh minh họa
TheọccôngnghệđóngvaitròquantrọngtrongpháttriểnnềnnôngnghiệptạiKiênhận định bóng đá chuyên giao ông Huỳnh Vĩnh Lạc - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang, trong 5 năm trở lại đây, tỉnh đã tích cực triển khai trên 200 đề tài, dự án nghiên cứu KHCN. Trong đó có 3 đề tài, dự án cấp quốc gia; hơn 80 đề tài, dự án cấp cơ sở. Nhiều đề tài, dự án KHCN đã hoàn thành và được đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng hiệu quả vào sản xuất.
Trong đó, có trên 51% đề tài, dự án KHCN của Kiên Giang trong 5 năm qua là thuộc lĩnh vực nông nghiệp, tập trung nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN phục vụ phát triển tiềm năng, thế mạnh sản xuất nông, lâm, thuỷ sản của tỉnh. Hầu hết các đề tài, dự án này đều đã được ứng dụng trong thực tế ngay trong quá trình triển khai dưới dạng thử nghiệm, thí điểm hoặc xây dựng mô hình…
Có thể kể đến các dự án tiêu biểu như nghiên cứu biện pháp cải thiện năng suất và tăng hiệu quả mô hình chuyển đổi chuyên canh lúa sang luân canh lúa – màu, lúa – tôm đã cho thấy sự thích ứng tốt với biến đổi khí hậu tại Kiên Giang. Những nghiên cứu này không chỉ giúp tăng sản lượng mà còn bảo tồn và phát triển các nguồn gen cây trồng quý, có giá trị kinh tế cao như hồng sim, dó bầu và sầu riêng.
Ngoài ra, tỉnh cũng đã thực hiện các dự án thu thập, bảo tồn và khai thác các nguồn gen quý hiếm như măng cụt, khóm, khoai lang và hồ tiêu Phú Quốc. Những nguồn gen này không chỉ góp phần vào việc bảo vệ đa dạng sinh học mà còn nâng cao giá trị kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Sự ứng dụng thành công của các đề tài KHCN vào thực tiễn đã giúp nhiều sản phẩm nông nghiệp của Kiên Giang trở thành sản phẩm OCOP, thăng hạng OCOP và xây dựng được nhãn hiệu tập thể. Không ít mô hình trồng rau màu, nuôi trồng thủy sản, cây nguyên liệu phục vụ chế biến công nghiệp đã được thay đổi quy trình sản xuất đạt các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP.
Không chỉ trong lĩnh vực trồng trọt, Kiên Giang còn đạt được nhiều thành tựu trong nuôi trồng thủy sản thông qua việc ứng dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật mới trong tiết kiệm nước, bể tròn nổi, thiết bị IoT thông minh… Điển hình là việc ứng dụng công nghệ lồng nhựa HDPE của Na Uy trong nuôi hải sản trên biển với quy mô công nghiệp. Công nghệ này giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường nuôi trồng. Các mô hình nuôi biển cải tiến đã được ứng dụng thành công trên các đối tượng như cá mú, cá bớp và cá chim vây vàng.
Theo đó, mô hình nuôi cá mú, cá bớp trong lồng bè tại vùng biển Nam Du cũng đã được triển khai thử nghiệm gồm hơn 20 lồng với mật độ thả, công thức cho ăn, kích thước lồng tối ưu đã chọn trong thí nghiệm. Kết quả mô hình rất khả quan, tổng thu hoạch đạt gần 2,7 tấn cá mú và 12,5 tấn cá bớp. Mô hình đã được người dân ứng dụng, nhân rộng ra hàng trăm lồng bè.
Bên cạnh đó, Kiên Giang còn nghiên cứu và ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi trồng các loài thủy sản có giá trị cao như ghẹ xanh, ốc hương, sò huyết, và cá bớp. Các quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP đã được xây dựng và triển khai, góp phần nâng cao giá trị và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm thủy sản của tỉnh.
Ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh, phát triển và ứng dụng KHCN là một trong những quốc sách hàng đầu hiện nay. Các giải pháp KHCN và đổi mới sáng tạo đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mang lại nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng từ kết quả nghiên cứu đến chuyển giao và ứng dụng vào thực tiễn đời sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức nhiều hội thảo để thảo luận về những thách thức này và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao và ứng dụng KHCN, từ đó tạo đà cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế nông nghiệp địa phương.
Duy Trinh(t/h)