Theânđốtrận đấu man utd gặp burnleyo Bộ Tài chính, hiện nay, việc quản lý và bình ổn giá cả thị trường được thực hiện theo quy định tại Luật Giá và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Theo đó, giá cả của đại bộ phận hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường đều được hình thành theo cơ chế thị trường. Nhà nước chỉ gián tiếp tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả thị trường thông qua các biện pháp kinh tế vĩ mô như các chính sách phát triển sản xuất, điều hòa cung- cầu; chính sách tài khóa, tiền tệ…
Đồng thời, Nhà nước cũng thực hiện quản lý và bình ổn giá thị trường theo quy định của pháp luật thông qua việc tăng cường thanh tra, kiểm tra; áp dụng các biện pháp đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá đối với một số mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá; hoặc thực hiện điều tiết thông qua các chương trình bình ổn thị trường tại các địa phương đối với một số mặt hàng thiết yếu.
Năm 2014, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tăng cường quản lý và bình ổn giá theo quy định, qua đó góp phần bình ổn thị trường giá cả, ổn định đời sống nhân dân.
Công tác quản lý giá năm qua đạt được nhiều thành công như áp trần giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi; phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp vận tải thực hiện kê khai giá cước vận tải bằng xe ô tô phù hợp với biến động giảm của giá xăng dầu…
Do triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, diễn biến cung cầu và mặt bằng giá cả thị trường năm 2014 cơ bản ổn định, hàng hóa dồi dào về số lượng, đa dạng về chủng loại; không xảy ra thiếu hàng, tăng giá đột biến. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp (tháng 12-2014 chỉ tăng 1,84% so với tháng 12-2013, bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với năm 2013, thấp hơn nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm là 7%).
Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2015 sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả các biện pháp kiểm soát lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết của Quốc hội.
Về thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành để các bộ tăng cường hơn nữa trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giá hàng hóa, dịch vụ chuyên ngành thuộc bộ, ngành quản lý. Đồng thời phối hợp với UBND cấp tỉnh tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá trên địa bàn địa phương theo quy định.
Trong đó, chú trọng theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường trong nước và quốc tế, làm tốt công tác thu thập, phân tích và dự báo thông tin thị trường để kịp thời đề xuất các giải pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát; Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc cấp hành các quy định về giá, thuế, phí, đặc biệt đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cho rằng cần giám sát chặt chẽ việc kê khai giá của doanh nghiệp đối với mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; Kiểm soát chặt chẽ giá hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước; hàng hóa dịch vụ công ích…
Theo Bộ Tài chính, trường hợp điều chỉnh giá phải xây dựng phương án, lộ trình trên cơ sở đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá, tránh điều chỉnh giá nhiều mặt hàng vào cùng một thời điểm để hạn chế thấp nhất tác động đến sản xuất và đời sống nhân dân cũng như thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi, Bộ Tài chính cho rằng, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ của mình, cần triển khai quyết liệt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn giá.
Ngoài ra, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan có kế hoạch cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, không để xảy tình trạng thiếu hàng, sốt giá; tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý…
Thống kê mới đây về nguồn cung, Bộ Công Thương ước tính, giá trị hàng hóa cả nước chuẩn bị cho 1 tháng tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 đạt 200.000 tỷ đồng, tăng 10 đến 15% so với Tết Giáp Ngọ 2014.
Đến nay cả nước có 38 tỉnh, thành phố triển khai chương trình bình ổn thị trường, giá cả, trong đó 23/38 tỉnh, doanh nghiệp tham gia chương trình mà không nhận vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh không nằm trong chương trình bình ổn thị trường cũng đã chuẩn bị nguồn hàng Tết trị giá cao hơn mức tiêu thụ tháng bình thường từ 10 đến 15%, cao hơn cùng kỳ Tết Giáp Ngọ 2014 từ 5% đến 8%.