游客发表
发帖时间:2025-01-11 00:01:42
Doanh nghiệp miền núi phía Bắc "thoát khó" nhờ tín dụng ngân hàng | |
Hàng ngàn em nhỏ miền núi phía Bắc nhận quà,ĐBQHBộithựcchínhsáchpháttriểnkinhtếbd 7m cn học bổng "Thắp sáng những ước mơ" 2019 | |
Lợi ích của quốc gia, dân tộc, của nhân dân, của Đảng là tối thượng |
Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường sáng nay 1/11 |
Phát biểu đầu tiên tại phiên thảo luận, Phó trưởng Ban dân vận Trung ương Nguyễn Phước Lộc cho rằng: Bên cạnh những kết quả to lớn từ khi bắt đầu thực hiện chính sách giảm nghèo năm 1993 đến nay, Việt Nam hiện vẫn còn đến 118 chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc và miền núi nhưng còn thiếu tính thống nhất, phân tán, chồng chéo, do nhiều bộ ngành quản lý dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Đồng quan điểm, đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) nhấn mạnh: Vẫn còn 118 chính sách còn hiệu lực dẫn đến tình trạng “bội thực” chính sách nhưng lại thiếu nguồn vốn thực hiện. Nhiều chính sách không phát huy hiệu quả, có khi chính sách này triệt tiêu chính sách khác, hoặc “dân cần nhưng quan chưa vội; quan có vội, quan lội quan sang”…
Từ góc độ tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở của vùng đồng bào dân tộc miền núi vẫn còn nhiều, cái đói cái nghèo vẫn đeo bám bà con, vị đại biểu Gia Lai đề nghị thu hồi đất của các nông, lâm trường quản lý và sử dụng không hiệu quả để giao cho bà con dân tộc thiểu số sử dụng.
Một số đại biểu Quốc hội khác cũng đánh giá, việc thực hiện và hiệu quả của các chính sách hiện nay vẫn chưa được như mong muốn.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn “5 nhất” không vui như: Tỷ lệ nghèo cao nhất, tiếp cận dịch vụ xã hội thấp nhất, điều kiện khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, KT-XH thấp nhất.
Để tháo gỡ được “5 nhất” đáng buồn này phải có cách tiếp cận thực sự hiệu quả, với nhiều điểm mới chứ không đi theo lối mòn lâu nay khi thực hiện các đề án; cần có chính sách cụ thể để nâng tỷ lệ nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các cấp, các ngành, nhất là cán bộ dân tộc có trình độ được đào tạo bài bản nhằm thực hiện nhiệm vụ ở vùng khó khăn.
Xung quanh câu chuyện phát triển KT-XH vùng dân tộc thiếu số, miền núi, đại biểu Đinh Thị Bình (Phú Thọ) cho rằng: Lâu nay quan điểm trong việc thực hiện chính sách vẫn là “hỗ trợ” cho đồng bào, nên tán thành cao việc chuyển sang quan điểm “đầu tư phát triển” cho đồng bào.
“Đề án cần quan tâm đến việc tích hợp chính sách, không ghép cơ học các dự án hiện hành, dẫn đến hiệu quả không cao, rà soát cân đối nguồn lực để bố trí đủ vốn cho việc thực hiện, tránh tình trạng chính sách dân tộc như một loại quả đẹp nhưng không ăn được”, đại biểu Đinh Thị Bình ví von.
Còn theo đại biểu Hoàng Thị Thu Trang (Nghệ An): “Chúng ta phải đánh thức được tiềm năng, giúp đồng bào khơi dậy nội lực, làm chủ cuộc sống và tạo sinh kế thu nhập cho đồng bào như xây dựng kinh tế hộ sao cho phù hợp với vùng dân tộc miền núi, làm thay đổi bộ mặt cảnh quan miền núi, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này, khuyến khích người dân khởi nghiệp để làm chủ trên chính mảnh đất của mình”.
Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số với hơn 14 triệu người, gần 3 triệu hộ, cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới, chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích cả nước. Mục tiêu được Chính phủ đặt ra là đến năm 2025: Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng gấp 2,0 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 3% đến 5%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giao thông vận tải; 70% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa… |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接