【giải bóng đá thổ nhĩ kỳ hôm nay】Chứng khoán 2017: Nhận diện sớm xu hướng và cơ hội
Năm 2017: Ổn định là có, nhưng khó khởi sắc mạnh mẽ
Theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong năm 2016 đã hoàn thành khá tốt các mục tiêu đề ra, xét trên phương diện kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chưa hoàn thành chỉ tiêu. Theo đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam về đích như dự đoán, đạt khoảng 6,2%, so với mục tiêu kỳ vọng là 6,7%.
Mặt khác, lạm phát tiếp tục được duy trì dưới 5%. Nếu loại trừ biến động giá lương thực, nguyên liệu và giá dịch vụ công (do Nhà nước quản lý) thì lạm phát cơ bản chỉ khoảng 2,5%, được coi như chất bôi trơn cho hoạt động của bộ máy nhà nước. Cũng theo các chuyên gia, lạm phát trong vòng 1, 2 năm tới chưa phải là vấn đề đáng lo lắng.
Một khó khăn hiện nay là vấn đề nợ công đã chạm trần. Để giải quyết, theo ông Lịch, mấu chốt là cần sử dụng hiệu quả vốn vay, sử dụng vốn trong nước như “vốn mồi” để nâng cao hiệu quả sử dụng các dòng vốn khác. Bên cạnh đó, tính toán và giải quyết nợ đáo hạn hàng năm so với nguồn thu ngân sách cũng là vấn đề cấp thiết.
Về các chỉ tiêu kinh tế năm 2017, Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu GDP tăng trưởng 6,7%, CPI tối thiểu 4% và áp trần nợ công không quá 60%. Trên cơ sở đánh giá tình hình vĩ mô, ông Lịch cho rằng, năm 2017 mặc dù có cơ sở cho sự ổn định, nhưng khó có sự khởi sắc mạnh mẽ đối với tăng trưởng của nền kinh tế và TTCK.
“Với đà phục hồi tăng trưởng chậm rãi từ năm 2013 đến nay, nếu năm nay đạt mức tăng 6,2% thì kỳ vọng năm 2017 sẽ đạt khoảng 6,5%”, ông Lịch nói.
Một yếu tố được nhiều thành viên thị trường quan tâm là tác động từ các sự kiện kinh tế, chính trị trên toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới thị trường nội địa, trong số đó, yếu tố khó đoán định nhất là các chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump.
TS. Lê Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc đầu tư Dragon Capital cho rằng, rất khó dự báo những chính sách mà ông Trump đưa ra sẽ theo hướng nào. Tuy nhiên, trước mắt, diễn biến chính trường mới tại nước Mỹ đã ảnh hưởng nhất định đến tỷ giá USD/VND thời gian này. Cụ thể, kể từ khi ông Trump đắc cử (8/11), USD đã tăng giá khoảng 3% - 4% khiến tỷ giá USD/VND tăng mạnh cho tới nay.
Bên cạnh đó, tỷ giá biến động cũng xuất phát từ các nguyên nhân như, khối ngoại bán ròng trái phiếu khoảng 300 - 400 triệu USD, nhu cầu USD những tháng cuối năm tương đối cao,... Tuy nhiên, theo ông Tuấn, vấn đề này không có gì đáng ngại và tỷ giá tăng 1 - 2% là điều rất bình thường.
Đồng quan điểm trên, ông Lịch bổ sung thêm, USD tăng không đồng nghĩa với việc VND mất giá, bởi nếu xét trên bình diện chung, USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới. Bên cạnh đó, quy mô xuất khẩu của thị trường hiện nay vẫn còn khá nhỏ so với tổng quy mô xuất khẩu của toàn thế giới, vì vậy ảnh hưởng tỷ giá đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ không quá lớn.
Năm 2017: Cục diện thị trường thay đổi, khối ngoại sẽ nhiệt tâm hơn
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), với mức tăng trưởng dự kiến 6,3% trong năm 2017, Việt Nam tiếp tục được nhìn nhận như điểm đến tiềm năng cho các tổ chức tài chính cũng như nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận định về sức hấp dẫn của thị trường, ông Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng Phòng Phân tích khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán Maybank KimEng (MBKE) cho biết, hiện nay P/E trượt (P/E trailing) của Việt Nam đang ở mức 15,8 lần, thấp hơn mức trung bình của khu vực (17 lần). Nhìn chung, thị trường Việt Nam vẫn đang rẻ hơn các thị trường trong khu vực, nhưng khoảng cách đã không còn quá xa như giai đoạn trước đây.
Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam dự kiến sẽ bù đắp lại cho P/E, tạo thêm sức hút cho thị trường. Theo đó, Việt Nam sẽ tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt với các doanh nghiệp mới niêm yết và câu chuyện thoái vốn nhà nước sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn trong năm 2017.
Bên cạnh đó, trong số các kênh đầu tư, TTCK vẫn là kênh có hiệu suất sinh lời cao nhất. Cụ thể, theo thống kê của MBKE, tỷ suất sinh lời của một số kênh đầu tư tiêu biểu trong năm 2016 như sau: kênh ngân hàng đạt 6,5%; bất động sản 5,5%; vàng 9,7%; chứng khoán 13,4% (chưa tính cổ tức); USD 1%. Với hiệu suất sinh lời tốt, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có cơ sở được coi là lựa chọn đối với cả nhà đầu tư trong nước và quốc tế trong năm tới.
Một vấn đề được các thành viên thị trường quan tâm hiện nay là việc 2016 là năm đầu tiên khối ngoại bán ròng trong nhiều năm trở lại đây. Theo MBKE, trong năm 2017, câu chuyện này sẽ khác đi. Theo đó, 4 - 5 tháng tới, việc hàng loạt tổng công ty, doanh nghiệp lớn lên sàn, trong đó phải kể tới những cái tên như Sabeco, ACV mới đây hay sắp tới là Vietnam Airlines, Vietjet, Novaland, sẽ làm thay đổi cục diện, cũng như vốn hóa của thị trường, tạo một nguồn cung hàng hóa lớn. Dự kiến, thị trường sẽ đón nhận lượng cầu rất mạnh từ khối ngoại tại các doanh nghiệp đầu ngành này. Từ đó dẫn tới thay đổi tương quan mua - bán của nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2017 theo chiều hướng tích cực hơn.
Đồng quan điểm, TS. Lê Anh Tuấn cho rằng, trong trung và dài hạn, TTCK Việt Nam có triển vọng khá sáng bởi lượng cung hàng tốt thu hút sự quan tâm của nhiều quỹ đầu tư lớn trên thế giới; kỳ vọng năm 2018 – 2019, thị trường có thể đạt vốn hóa 110 - 120 tỷ USD.
Kể từ đầu năm tới nay, chỉ số VN-Index đã tăng gần 14%, nhưng nếu nhìn vào số lượng cổ phiếu tăng/giảm trên thị trường, có thể thấy lượng mã giảm nhiều hơn tăng và rất ít cổ phiếu đạt tỷ suất sinh lợi trên 14%. Điều này cho thấy, sự phân hóa diễn ra rất mạnh trong năm 2016.
Theo MBKE, bối cảnh kinh tế vĩ mô năm 2017 sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi trần nợ công không nâng lên được nữa, mục tiêu GDP tương đối cao, mức kiềm chế lạm phát khá nghiêm ngặt dưới 4%, vì vậy thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục trong trạng thái phân hóa. Sự xuất hiện của nhiều cổ phiếu mới trên sàn sẽ khiến chỉ số VN-Index theo xu hướng tăng, nhưng diễn biến này chỉ xảy ra với nhóm cổ phiếu nhất định.
Hơn nữa, dòng tiền dự đoán sẽ không quá mạnh, tương tự như năm 2016, nên sẽ rất khó để xuất hiện trạng thái cả thị trường cùng tăng như một vài năm trước đó. Dòng tiền đổ vào thông minh hơn, theo đó độ phân hóa sẽ tăng lên. Các chuyên gia cho rằng, chứng khoán Việt Nam năm 2017 vẫn còn đó nhiều cơ hội, nhưng sẽ chỉ dành cho nhà đầu tư biết nắm bắt.
Dòng tiền của khối ngoại trên TTCK vẫn dương TS.Lê Anh Tuấn cho rằng, số liệu về thoái vốn của khối ngoại tại TTCK Nam chưa cung cấp cái nhìn đầy đủ. Tính từ đầu năm đến nay, khối ngoại bán ròng hơn 300 triệu USD, nhưng khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài mua vào từ các đợt IPO, phát hành riêng lẻ đạt gần 1 tỷ USD. Như vậy, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam vẫn đang là số dương. |
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/299a299296.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。