Đại gia khoáng sản Việt Phát Group lấn sân bất động sảnĐược biết đến là một trong những “đại gia” trong mảng khoáng sản,ĐạigiakhoángsảnViệtPhátGrouplấnsânbấtđộngsảsố liệu thống kê về rcd mallorca gặp celta vigo Việt Phát Group những năm gần đây dần mở rộng sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp với các dự án quy mô lên tới hàng nghìn tỷ đồng.Tham vọng lấn sân bất động sản Mới đây, UBND TP. Hạ Long, CTCP Tập đoàn Việt Phát (Việt Phát Group - mã CK: VPG) và công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam đã tổ chức lễ khởi động dự án trung tâm thương mại lớn nhất miền Bắc tại phường Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh. Dự án có tổng mức đầu tư trên 5.200 tỷ đồng, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào ngày 1/1/2026. Với lĩnh vực bất động sản, Việt Phát là một cái tên mới nhưng đã có những bước đi ấn tượng. VPG đang là chủ đầu tư khu nhà ở thương mại tại phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân (tên thương mại là Việt Phát South City) với quy mô hơn 2,4 ha, tổng mức đầu tư 435 tỷ đồng. Dự án này doanh nghiệp hợp tác đầu tư cùng CTCP Kosy (mã chứng khoán: KOS). Tiếp đến Thi công san lấp mặt bằng gói thầu 3.23 dự án Bắc Sông Cấm. Bên cạnh đó là cụm công nghiệp Đò Nống tại An Dương, Hải Phòng (47 ha, 660 tỷ đồng); Dự án khu nhà ở Việt Phát tại quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội (2,48 ha, vốn đầu tư 800 tỷ đồng). Bên cạnh đó, vào ngày 25/5/2022, HĐQT VPG cũng đã thông qua hợp đồng hợp tác với CTCP Thương mại và Đầu tư Công nghệ ECOTECH Việt Nam để đầu tư dự án khu đô thị 1.500 tỷ đồng tại thị trấn Bo, huyện Kim Bôi, Hòa Bình. VPG sẽ góp 585 tỷ đồng, thời gian góp vốn dự kiến từ năm 2022 đến 2024. Song đến tháng 8/2023, VPG đã chấm dứt hợp đồng hợp tác này. Cùng với đó, VPG hay cụ thể hơn là doanh nhân Nguyễn Văn Bình - CEO của doanh nghiệp này còn lập nhiều pháp nhân khác để "lấn sân" mạnh mẽ vào thị trường bất động sản. Tháng 9/2017, VPG cùng các thể nhân cùng nhóm đã góp vốn thành lập CTCP Xây dựng Bất động sản Việt Phát (tên viết tắt: Việt Phát CRE) hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản với vốn điều lệ 685 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông sáng lập gồm VPG (15%), vợ chồng ông Nguyễn Văn Bình (50%), ông Nguyễn Xuân Trường (15%) và các ông Nguyễn Văn Đức, Mai Quang Hợp mỗi người góp 10%. Hai năm sau đó, công ty này đã thực hiện 2 đợt tăng vốn mạnh từ 685 tỷ đồng lên 985 tỷ đồng và đến tháng 9/2019 nâng lên thành 1.985 tỷ đồng. Sau 3 năm sau ngày thành lập, tháng 8/2020, Việt Phát CRE đã góp 650 tỷ đồng (tương đương 65% vốn điều lệ) để thành lập nên CTCP Đầu tư Khu công nghiệp Tiên Thanh (KCN Tiên Thanh). KCN Tiên Thanh là chủ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng có quy mô 410,46ha, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 4.597,46 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 919 tỷ đồng và vốn huy động là 3.678 tỷ đồng.Cũng trong mảng khu công nghiệp, VPG còn thể hiện mối quan tâm tới các dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đồng Hoá và Cụm công nghiệp Lê Hồ có tổng diện tích 150ha tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Tháng 10/2022, nhóm này tiếp tục thành lập CTCP Đầu tư xây dựng Newland - pháp nhân từng nhận được nhiều sự quan tâm khi mới 1 tháng tuổi nhưng đã trúng đấu giá gần 10.000 m2 “đất vàng” tại Hải Phòng. Theo đó vào cuối tháng 11/2022, quận Hồng Bàng (Hải Phòng) đã đấu giá thành công quyền sử dụng 9.460,23m2 đất ở trên địa bàn. Đơn vị trúng đấu giá là Newland khi trả 323,5 tỷ đồng, tăng hơn 3,165 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Tháng 7/2023, Newland đã khởi công Dự án phát triển nhà ở, chỉnh trang đô thị tại 80 Hạ Lý, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng (tên thương mại Royal River City) quy mô 1,8ha với tổng mức đầu tư gần 715,6 tỷ đồng.Thời điểm mới thành lập, Newland có vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông bao gồm: VPG (sở hữu 90% vốn điều lệ, tương đương 270 tỷ đồng), ông Phạm Khương Duy (sở hữu 5% vốn, tương đương 15 tỷ đồng), ông Sái Văn Kiên (sở hữu 5% vốn, tương đương 15 tỷ đồng). Người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc là ông Phạm Khương Duy. Đáng chú ý, tháng 9/2021, CTCP Đầu tư thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (VPG) đã chi 54 tỷ đồng để mua lại 15% cổ phần của Sài Gòn MIA từ bà Nguyễn Thị Hiền (10%) và bà Nguyễn Thị Thanh Tâm (5%). Tuy nhiên đến tháng 11/2022, VPG đã chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần này và thu về gần 56 tỷ đồng.Trong lĩnh vực trung tâm thương mại, cũng với Aeon Mall, Tập đoàn Việt Phát cùng đối tác Nhật Bản đã thành công đưa trung tâm thương mại Aeon Mall Lê Chân Hải Phòng đi vào hoạt động năm 2020. Tháng 11 vừa qua, Tập đoàn Việt Phát Group cũng là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Trung tâm thương mại tại đường Đặng Văn Trơn, phường Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, có quy mô 11,66ha, tổng vốn đầu tư dự kiến ở mức 6.111,5 tỷ đồng, dự kiến là dự án Aeon Mall Biên Hoà. Ngoài ra, trên trang chủ, doanh nghiệp này cho biết đang và đã triển khai xây dựng, phân phối và quản lý các dự án khác là gồm khu đô thị Green City Đà Nẵng; dự án Mipec City view Hà Đông, Vinhomes Ocean Park Gia Lâm; Nhà máy điện gió số 5 và Nhà máy điện gió số 6 tại tỉnh Sóc Trăng. Việt Phát Group có tiềm lực như thế nào? Việt Phát Group được thành lập từ cuối năm 2018, đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn kim loại và quặng kim loại. Thời điểm ban đầu, công ty này có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng do 5 cá nhân góp vốn, gồm: ông Nguyễn Văn Bình 55%, ông Nguyễn Xuân Trường 12,5%, ông Mai Quang Hợp 10,5%, ông Nguyễn Văn Đức 9,5%, bà Lê Thị Thanh Lệ vợ ông Bình 12%. Ở lần thay đổi gần nhất vào giữa tháng 7/2023, vốn điều lệ của Việt Phát Group là 1.768 tỷ đồng.Hai năm sau ngày thành lập, Việt Phát đã có bước ngoặt lớn khi phát triển thương hiệu theo định hướng mới, mở rộng lĩnh vực hoạt động sang các ngành thương mại, đầu tư, sản xuất… Việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất khung thép tiền chế, các kho bãi và cầu cảng tại Hải Dương đã tạo đà cho việc mở rộng thị trường của công ty trên khắp cả nước. Đến năm 2014, với doanh thu hơn 700 tỷ đồng, VPG trở thành doanh nghiệp nằm trong top dẫn đầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khoáng sản. Đây cũng là pháp nhân duy nhất trong hệ sinh thái Việt Phát của ông Nguyễn Văn Bình được niêm yết trên sàn HOSE với mã chứng khoán VPG từ năm 2018.Hiện tại, Việt Phát đầu tư tập trung kinh doanh vào 5 lĩnh vực hoạt động chính gồm: Xuất nhập khẩu quặng sắt, than coke; Cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất lớn; Vận tải hàng hóa; Cho thuê kho bãi, cầu cảng, lưu giữ hàng hóa; Đầu tư bất động sản. Đến nay, Việt Phát là đối tác thương mại lớn với các tập đoàn nước ngoài chuyên về lĩnh vực nhiên liệu phục vụ trong ngành sản xuất thép, quặng sắt cho các tập đoàn lớn trong nước, nước ngoài có thương hiệu lớn trên toàn thế giới như: BHP Billiton, WelHunt, Vale, Glencore Internationa... đến từ các nước như Nhật Bản, Úc, Nga, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc… Riêng năm 2022, liên danh VPG – Danka Minerals – SUEK AG đã được lựa chọn thực hiện gói thầu Cung cấp nhiên liệu than cho quá trình vận hành thương mại Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 năm 2022 với giá trúng thầu đạt 11.965,3 tỷ đồng, giảm khoảng 2.670 tỷ đồng so với giá gói thầu, thông qua đấu thầu rộng rãi quốc tế. Mới đây nhất vào tháng 8/2023, VPG đã thông qua việc ký kết hợp đồng mua bán than nhiệt giữa liên danh bao gồm VPG, Pt Sumber Global Energy Tbk, Pt Bintang Mitra Semestaraya Tbk và ban quản lý dự án điện lực dầu khí Sông Hậu 1. Giá trị hợp đồng tạm tính 6.023,7 tỷ đồng, thời gian thực hiện 365 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.Cập nhật đến ngày 19/7/2023, công ty này có vốn điều lệ đạt 1.768 tỉ đồng. Vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật do bà Nguyễn Thị Ngọc (SN 1979) đảm nhiệm. Ngoài Việt Phát Group, bà Ngọc còn đang đứng tên đại diện tại CTCP Thương mại Phát triển Sài Gòn 268 (Sài Gòn 268) và CTCP Đầu tư Sài Gòn MIA.Trong đó, Sài Gòn 268 là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại An Sinh (tên thương mại là Happy Home) có quy mô hơn 80ha, nằm trong khu quy hoạch tổng thể 194ha ở cửa ngõ phía Đông Bắc TP. Cà Mau. |