您现在的位置是:Thể thao >>正文

【sydney fc nữ】Nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn là nỗi lo của ngành Y tế

Thể thao437人已围观

简介Tại Hội nghị, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đến nay, Việt Nam đã đạt được một số kết ...

Tại Hội nghị,ễmkhuẩnbệnhviệnvẫnlànỗilocủangànhYtếsydney fc nữ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đến nay, Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn: bước đầu thực hiện giám sát ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện, giám sát tuân thủ vệ sinh tay, giám sát tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát vi sinh vật gây nhiễm khuẩn bệnh viện và kháng kháng sinh.

nhiem khuan benh vien van la noi lo cua nganh y te
Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị.
nhiem khuan benh vien van la noi lo cua nganh y teLo ngại tăng gánh nặng bệnh tật do nhiễm khuẩn bệnh viện
nhiem khuan benh vien van la noi lo cua nganh y teGần 200 đơn vị y tế ký cam kết kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
nhiem khuan benh vien van la noi lo cua nganh y te50% trẻ sơ sinh có thể tử vong nếu nhiễm khuẩn bệnh viện
nhiem khuan benh vien van la noi lo cua nganh y teNhiễm khuẩn bệnh viện khiến 4 trẻ sơ sinh sinh non tử vong?
nhiem khuan benh vien van la noi lo cua nganh y teKhổ vì nhiễm khuẩn bệnh viện

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, ngành Y tế cũng đã từng bước chuẩn hóa công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, tăng cường vệ sinh bệnh viện, chủ động phòng chống bệnh dịch...

Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện còn rất cao và đôi khi biến chứng của nhiễm khuẩn bệnh viện còn nặng hơn bệnh mà chính bệnh nhân mắc phải. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại các quốc gia châu Âu khoảng 5%, trong khi con số này tại các nước thu nhập thấp và trung bình là 5,7% đến 19,1%.

“Đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh, tăng biến chứng, ngày điều trị, chi phí nằm viện, tỷ lệ tử vong. Nhiễm khuẩn bệnh viện cũng gây quá tải, giảm chất lượng và uy tín bệnh viện và trở thành gánh nặng chăm sóc y tế”, Bộ trưởng Y tế nói.

Để xảy ra tình trạng trên, theo Bộ trưởng Y tế, trước hết là do một số người đứng đầu cơ sở y tế chưa nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, do vậy việc đầu tư nguồn lực cho hoạt động kiêm soát nhiễm khuẩn chưa phù hợp và hiệu quả. Chưa có chính sách thu hút, khuyến khích những người có tâm huyết, có chuyên môn làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

Tiếp đến, nhân lực giám sát chuyên trách kiểm soát nhiễm khuẩn thiếu ở hầu hết các bệnh viện, số nhân viên phụ trách công tác giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn chưa được đào tạo, do vậy chưa thực hiện được giám sát chủ động, liên tục các loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp và giám sát các vi khuẩn đa kháng kháng sinh.

Ngoài ra, Bộ trưởng Y tế cũng cho rằng hiện nguồn lực cho kiểm soát nhiễm khuẩn còn hạn hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại nhiều bệnh viện chưa được quan tâm đầu tư đúng quy định. Thiết kế bệnh viện, đặc biệt thiết kế tại khoa hồi sức tích cực, khoa gây mê hồi sức chưa bảo đảm về kiểm soát nhiễm khuẩn.

Còn theo PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, kết quả khảo sát tự đánh giá tại 558 bệnh viện năm 2019 cho thấy, tại khoa Gây mê hồi sức, có 53,9% dụng cụ không được khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung; 31,2% đơn vị không có giám sát vi sinh không khí và môi trường…

Trong khi đó, tại khoa Hồi sức tích cực, 56,1% dụng cụ không được xử lý tập trung tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn; 21% đơn vị không có giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và vẫn còn khoảng 22,6% nhân viên vệ sinh chưa được đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn...

Nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương (2013), khảo sát tại Koa Hồi sức tích cực của 15 bệnh viện từ ba miền Bắc, Trung, Nam cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 27,3%, tỷ lệ sử dụng kháng sinh thay đổi ở các khoa và bệnh viện dao động từ 60,5% đến 99,5%.

Các bệnh viện tuyến Trung ương có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn và tác nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Đặc biệt, các vi khuẩn gram âm kháng với nhiều loại kháng sinh đặc trị như kháng với nhóm carbapenem dao động từ 50% đến 75%.

Trước sự đe dọa của nhiễm khuẩn bệnh viện tới sức khỏe người dân, Bộ trưởng Y tế yêu cầu lãnh đạo các đơn vị cam kết triển khai thực hiện đúng, đầy đủ nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn do Bộ Y tế ban hành.

Bộ trưởng đề nghị các cơ sở y tế phải thiết kế/cải tạo cơ sở hạ tầng, trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, điều kiện cho phòng ngừa cách ly, thực hành vô khuẩn, vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tiệt khuẩn. Đồng thời, đẩy mạnh vai trò kiểm tra, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, sinh viên, học sinh, người bệnh và người nhà.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng yêu cầu cần đẩy mạnh vai trò kiểm tra, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, sinh viên, học sinh, người bệnh và người nhà. Tăng cường giám sát vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, cách ly theo đúng hướng dẫn chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn đã ban hành nhằm giảm thiểu tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện đến mức thấp nhất.

Được biết, hiện Việt Nam đã xây dựng hệ thống giám sát nhiễm khuẩn tại sáu bệnh viện. Trong giai đoạn tới, Bộ đẩy mạnh triển khai tại 12 bệnh viện thí điểm và tiến tới chuyển giao kỹ thuật giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện cho 30 bệnh viện tiếp theo.

Tags:

相关文章