您现在的位置是:World Cup >>正文

【kq stuttgart】Sớm bắt nhịp đà phục hồi kinh tế thế giới

World Cup9345人已围观

简介Dấu hiệu phục hồi thể hiện rõ khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doa ...

Dấu hiệu phục hồi thể hiện rõ khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 10/2021 tăng gần 20%. Ảnh: Đ.T

Rủi ro cuối năm

Việc cán cân thương mại của Việt Nam bất ngờ đảo chiều ngoạn mục,ớmbắtnhịpđàphụchồikinhtếthếgiớkq stuttgart xuất siêu 125 triệu USD, chứ không phải là nhập siêu 1,45 tỷ USD như ước tính trước đó trong 10 tháng đầu năm đã góp thêm một bằng chứng cho thấy xu hướng tích cực hơn của nền kinh tế, sau khi Chính phủ quyết định mở cửa dần kinh tế, xác định sống chung, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh.

Mặc dù vậy, báo cáo Chính phủ mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, những tháng cuối năm, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đối mặt với những rủi ro, thách thức không nhỏ. Rủi ro lớn nhất là dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, trong khi tỷ lệ tiêm vắc-xin của Việt Nam còn thấp. Những ngày gần đây, số ca mắc mới, đặc biệt là các ca mắc trong cộng đồng, liên tục gia tăng ở nhiều địa phương trong cả nước.

Khi dịch bệnh còn căng thẳng, khó có thể kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khi trả lời chất vấn Quốc hội mới đây đã chia sẻ thẳng thắn rằng, với ông, phục hồi có nghĩa là mọi hoạt động xã hội, kinh tế phải như thời điểm trước khi dịch bệnh xảy ra.

Nhìn trên góc độ đó, kinh tế Việt Nam còn một khoảng cách không nhỏ để chạm tới sự phục hồi. Thậm chí, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 3-3,5% trong năm nay, như Chính phủ báo cáo Quốc hội, cũng là một thách thức lớn.

“Giải ngân vốn đầu tưcông chậm là một thách thức đối với việc hoàn thành mục tiêu cả năm”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Năm ngoái, giải ngân vốn đầu tư công tích cực đã góp phần quan trọng giúp nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng 2,91%. Còn năm nay, 10 tháng, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 55,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các yếu tố khác sẽ ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm là hoạt động của khu vực doanh nghiệpcòn nhiều khó khăn, cần thời gian nhất định để hồi phục sau đại dịch; thu - chi ngân sách vẫn đối diện với nhiều thách thức; rủi ro nợ xấu tăng cao; tiến trình tái cơ cấunền kinh tế bị chậm lại; khả năng tận dụng cơ hội từ các FTA mới, đặc biệt là khả năng của doanh nghiệp đáp ứng quy tắc xuất xứ trong EVFTA/UKVFTA, CPTPP và đón đầu cơ hội từ Hiệp định RCEP còn chưa chắc chắn.

Trên thực tế, nhiều tổ chức quốc tế thời gian gần đây đã liên tục điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021. Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 đạt 3,78%, giảm 2,72 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4/2021. Trong khi đó, Ngân hàngThế giới (WB) điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam còn khoảng 2 - 2,5% năm 2021.

Khả năng tăng trưởng bao nhiêu trong năm nay còn phụ thuộc vào 1,5 tháng trước mắt, Việt Nam liệu có tận dụng được cơ hội từ sự phục hồi của kinh tế toàn cầu hay không.

Sớm bắt nhịp đà phục hồi

Trong khi kinh tế Việt Nam vẫn đang vật lộn với khó khăn, thì kinh tế thế giới đang có xu hướng phục hồi khá rõ nét, sau khoảng thời gian tê liệt kéo dài do ảnh hưởng của dịch bệnh. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021 sẽ đạt mức 5,6-5,9%, nhờ sự phục hồi nhanh của những khu vực và nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc…

ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, sự suy giảm kinh tế đã chạm đáy và giờ là thời điểm để kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi.

Tags:

相关文章