【dự đoán real madrid】Thực hiện nhiệm vụ kiểm kê khí nhà kính
Để kịp thời đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu,ựchiệnnhiệmvụkiểdự đoán real madrid đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang đã thực hiện lấy ý kiến đóng góp của các sở, ngành, chuyên gia, nhà khoa học về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm kê khí nhà kính và đề xuất giải pháp quản lý phát thải trên địa bàn tỉnh.
Sử dụng rơm rạ sau thu hoạch lúa một cách hợp lý để tránh được các vấn đề môi trường phát sinh từ việc đốt đồng.
Nghiên cứu trên 6 lĩnh vực
Ông La Trọng Kỳ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang, cho biết: Cùng với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, lượng phát thải khí nhà kính đang ngày càng gia tăng trong các ngành, lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam. Đối với tỉnh, trước tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như hiện nay, việc thực hiện nhiệm vụ kiểm kê khí nhà kính và đề xuất giải pháp quản lý phát thải trên địa bàn tỉnh là căn cứ để tỉnh có cơ sở xác định, đánh giá tổng mức phát thải khí nhà kính của toàn tỉnh cũng như nhận diện các lĩnh vực có nguy cơ gây phát thải khí nhà kính cao. Từ đó, đề xuất các kế hoạch và giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho phù hợp.
Đồng thời, kết quả nhiệm vụ còn là căn cứ để tỉnh điều chỉnh việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chủ động triển khai kế hoạch phát triển bền vững và góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong thời gian tới. Ngoài ra, việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính còn góp phần nâng cao năng lực kiểm kê và giám sát phát thải khí nhà kính cho cơ quan chuyên môn thực hiện công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu của tỉnh.
Theo đó, phần nghiên cứu của nhiệm vụ có 7 nội dung chính, bao gồm 6 lĩnh vực chính là năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, lĩnh vực các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất và chất thải. Theo đơn vị tư vấn thực hiện kiểm kê, kết quả tính toán phát thải khí nhà kính từ 6 lĩnh vực năm 2023 cho thấy, trên địa bàn tỉnh phát thải nhiều nhất chính là lĩnh vực năng lượng đóng góp 83,38%. Nguyên nhân là do trong lĩnh vực năng lượng ở tỉnh có nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 sử dụng một lượng than rất lớn để làm nhiên liệu sản xuất điện. Lĩnh vực đứng thứ 2 có phát thải khí nhà kính lớn là từ nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất đóng góp 12,81%. Điều này là hoàn toàn hợp lý, bởi hiện nay tỉnh có nền nông nghiệp phát triển khá mạnh mẽ. Tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 21,95% trong cơ cấu ngành kinh tế.
Về dự báo phát thải khí nhà kính từ 6 lĩnh vực trên địa bàn tỉnh các năm 2030 và 2050. Kết quả tính toán cho thấy tổng lượng khí thải nhà kính tính theo CO2 tương đương của 6 lĩnh vực kiểm kê trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 và 2050 sẽ gia tăng lần lượt 2,00 lần và 2,28 lần so với hiện trạng năm 2023.
Dự báo đến năm 2030, 2050 mức phát thải khí nhà kính tăng lớn nhất thuộc lĩnh vực xây dựng (năm 2030 tăng 3,06 lần và năm 2050 tăng 13,04 lần) và lĩnh vực các quá trình công nghiệp tăng (năm 2030 tăng 7,2 lần, năm 2050 tăng 6,07 lần) so với năm 2023. Điều này là phù hợp với quy hoạch phát triển tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Lĩnh vực nông nghiệp, chất thải có tăng phát thải khí nhà kính nhưng mức tăng không đáng kể. Cụ thể, lĩnh vực nông nghiệp năm 2030 và năm 2050 tăng không đáng kể so với năm 2023. Lĩnh vực chất thải năm 2050 tăng gấp 1,98 lần so với năm 2023, lý giải nguyên nhân tăng cao là do tới năm 2050 tỉnh tăng số lượng khu công nghiệp lên 16 khu công nghiệp, gấp đôi so với năm 2030, dân số tỉnh năm 2050 cũng tăng 1,5 lần so với năm 2023.
Riêng lĩnh vực giao thông vận tải do các quy hoạch, định hướng phát triển giao thông cả nước đều chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, tăng số lượng phương tiện công cộng, do đó dự báo phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực giao thông năm 2050 đã được tính trong lĩnh vực năng lượng của tỉnh.
Góp ý kiến cho nhiệm vụ và giải pháp
Trên cơ sở định hướng chung của Việt Nam, hiện trạng phát thải và tình hình phát thải đến năm 2030, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản chỉ đạo quan trọng. Một số cơ chế, chính sách được quan tâm xây dựng và hoàn thiện nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường nói chung và nâng cao hiệu quả công tác giảm thiểu phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh nói riêng.
Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các công trình năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống truyền tải, phân phối năng lượng để tăng hiệu quả, giảm tổn thất và hỗ trợ tích hợp hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo.
Khuyến khích các dự án đầu tư mới và đã đầu tư chuyển đổi, áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ ít phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện, hoạt động của đơn vị. Về sử dụng năng lượng, cần tăng cường thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và thúc đẩy chuyển sang sử dụng năng lượng sạch trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, thương mại và dân dụng.
Đồng thời, tăng tỷ trọng thâm nhập của các thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả, hiệu suất cao trong các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, thương mại. Xây dựng công trình, nhà ở sử dụng các giải pháp làm mát, xanh, dựa vào tự nhiên để giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, sử dụng vật liệu ít phát thải khí nhà kính và vật liệu tái chế…
Để những giải pháp trong nhiệm vụ được thực hiện phù hợp trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đề nghị trong định hướng quy hoạch nên bám vào quy hoạch của tỉnh, kế hoạch của ngành để làm cơ sở tính toán cho năm 2030 và 2050. Về giải pháp cho lúa vụ 3 kém hiệu quả thì nên chuyển sang mô hình lúa - thủy sản hoặc lúa - rau màu thay vì chỉ chọn mô hình lúa - tôm. Đồng thời, trong danh mục các chương trình, dự án thì nên bổ sung các nhiệm vụ có liên quan theo kế hoạch và quyết định của UBND tỉnh. Đề xuất trong giải pháp là 2 dự án liên quan phát thải thấp, chống biến đổi khí hậu đồng bằng sông Cửu Long, trồng lúa mật độ thấp ở tỉnh.
Theo ông Quách Quốc Cường, Phó trưởng Phòng Quy hoạch kiến trúc - Phát triển đô thị Sở Xây dựng Hậu Giang, đối với lĩnh vực xây dựng, trong năm 2023 thì ảnh hưởng đến khí thải nhà kính không đáng kể, chiếm 0,0001%. Báo cáo nhiệm vụ kiểm kê khí nhà kính là cần thiết, đây là cơ sở đưa ra các giải pháp giảm thiểu khí nhà kính hiệu quả.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Võ Châu Ngân, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, nhận định: Nhiệm vụ kiểm kê khí nhà kính của tỉnh cơ bản thực hiện đúng theo các nội dung đăng ký. Tuy nhiên, việc tính toán phát thải khí nhà kính lĩnh vực giao thông năm 2030 nên tính toán cả phương tiện giao thông đi ngang địa bàn tỉnh. Đồng thời, cần làm rõ lượng vật liệu xây dựng được sản xuất từ quá trình công nghiệp của địa phương có được sử dụng hết cho hoạt động xây dựng trên địa bàn.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ môi trường, đề nghị tỉnh cần lưu ý hệ số phát thải khí nhà kính phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có trình độ công nghệ. Về nguyên tắc, trình độ công nghệ ngày càng cao, ngày càng xanh, tiên tiến, hiện đại, vì vậy định mức sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng ngày càng giảm trên một đơn vị hoạt động và hệ số phát thải sẽ giảm dần từ năm 2023 đến năm 2030 và 2050. Cho nên phải lưu ý khi sử dụng cùng một định mức nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng cùng một hệ số phát thải để dự báo phát thải khí nhà kính cho 3 thời điểm năm 2023, 2030, 2050. Trong trường hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành hệ số phát thải khí nhà kính (không có dự báo) thì cũng phải dự báo xu hướng giảm định mức sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng. Đồng thời, cần đánh giá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2030, 2050 dựa trên các quy hoạch, kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính nhằm đạt mục tiêu Net Zero của Chính phủ, các bộ, ngành, tỉnh Hậu Giang…
T.XOÀN
(责任编辑:Cúp C1)
- Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- Soi kèo phạt góc Odense BK vs Vejle, 0h00 ngày 2/9
- Soi kèo phạt góc FC Astana vs Dinamo Zagreb, 21h00 ngày 2/8
- Soi kèo phạt góc Nữ Nhật Bản vs Nữ Na Uy, 15h ngày 5/8
- Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- Soi kèo phạt góc nữ Anh vs nữ Colombia, 17h30 ngày 12/8
- Soi kèo phạt góc U23 Việt Nam vs U23 Indonesia, 20h00 ngày 26/8
- Soi kèo phạt góc nữ Anh vs nữ Nigeria, 14h30 ngày 7/8
- Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- Soi kèo phạt góc Sheffield United vs Everton, 18h30 ngày 2/9
- Soi kèo phạt góc Sheffield United vs Everton, 18h30 ngày 2/9
- Soi kèo phạt góc Kazakhstan vs Phần Lan, 21h00 ngày 7/9
- Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- Soi kèo phạt góc nữ Nhật Bản vs nữ Thụy Điển, 14h30 ngày 11/8
- Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- Soi kèo phạt góc Las Palmas vs Sociedad, 0h30 ngày 26/8
- Soi kèo phạt góc Nữ Hà Lan vs Nữ Nam Phi, 9h ngày 6/8
- Soi kèo phạt góc Randers vs Viborg, 23h30 ngày 25/8
- Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- Soi kèo phạt góc MU vs Nottingham, 21h00 ngày 26/8