【kết quả bóng đá indonesia hôm nay】Chợ đầu mối tại Việt Nam: Thiếu về lượng, yếu về chất

时间:2025-01-11 16:52:57 来源:Empire777

cho dau moi

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: T.U

Ông Nguyễn Văn Hội - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhấn mạnh tại hội thảo quốc tế "Phát triển chợ đầu mối tại Việt Nam",ợđầumốitạiViệtNamThiếuvềlượngyếuvềchấkết quả bóng đá indonesia hôm nay được tổ chức ngày 27/6.

Vừa thiếu vừa yếu

Theo thống kê của Bộ Công thương, hiện tại nước ta có hơn 8.539 chợ, trong đó có 83 chợ đầu mối (chiếm gần 1%), 75% là chợ nông thôn thực hiện chức năng kinh doanh bán lẻ...

Đánh giá về thực trạng phát triển của hệ thống chợ đầu mối nước ta, ông Hội cho biết, trong những năm qua, tốc độ phát triển chợ đầu mối đạt gần 4,5%/năm, với khá nhiều chợ có quy mô tăng khá nhanh, được xây dựng bài bản, hiện đại như chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn.

“Tuy nhiên, nhìn chung sự phát triển của chợ đầu mối vẫn khá chậm, cơ sở vật chất còn yếu kém, lạc hậu. Quản lý chợ chưa có sự chuyển biến mạnh, khả năng đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa; phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường vẫn còn hạn chế” - ông Hội đánh giá.

Bên cạnh đó, hiện nhiều chợ đầu mối vẫn áp dụng phương pháp giao dịch truyền thống, hình thức mua bán qua hợp đồng chưa phổ biến. Các dịch vụ hỗ trợ mua bán như dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, giám định, kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu, dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin thị trường… chưa được tổ chức và cung ứng tại các chợ.

Trong đó, các chuyên gia đặc biệt lưu ý về vấn đề kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Đào Hà Chung - Chủ tịch Hội Công nghệ cao TP HCM cho biết, việc quản lý chợ đầu mối hiện nay hết sức khó khăn, nhất là quản lý an toàn thực phẩm hàng hóa hay chứng từ xuất xứ nguồn gốc của sản phẩm hàng hóa.

Còn theo ông Bùi Bá Chính - phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia Việt Nam, hiện nay một trong những phương pháp quản lý hiện đại là sử dụng công nghệ, trong đó có công cụ mã số mã vạch nhằm giúp bảo vệ được nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng trong việc xác định chất lượng, giá trị sản phẩm đúng như công bố. Tuy nhiên, hầu hết các chợ đầu mối chưa ứng dụng công cụ này do người sản xuất còn e ngại và hầu như chưa tiếp cận được với công nghệ hiện đại.

“Hiện chỉ có rất ít chợ đầu mối áp dụng việc truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, vấn đề còn nằm ở chỗ là chúng ta tuy đã có một số công ty có công nghệ truy xuất nguồn gốc 4.0 thực hiện ở TP. Hồ Chí Minh và có nhiều chợ đầu mối đang được sử dụng công nghệ mã vạch để quản lý sản phẩm hàng hóa vào chợ. Song các công ty này chưa làm theo tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc toàn cầu mà chỉ đơn thuần làm theo yêu cầu nhỏ lẻ của các doanh nghiệp”, ông Chính cho biết.

Cần phát triển cả về lượng và chất

Bàn về nguyên nhân sự chậm phát triển của chợ đầu mối, các chuyên gia cho rằng do nguồn vốn đầu tư cho chợ đầu mối khá cao, khoảng 40 tỷ đồng/chợ, trong khi nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp và việc kêu gọi xã hội hóa khó khăn. Mặt khác, cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chợ đầu mối còn hạn chế và chưa phù hợp, đối tượng được hưởng trong phạm vi hẹp, hầu như không có chính sách ưu đãi như thuế, đất đai, tín dụng…

Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, để phát triển hệ thống chợ đầu mối, nước ta cần hoàn thiện cơ chế chính sách cho phù hợp nhằm “hút” nguồn vốn đầu tư phát triển chợ đầu mối. Song song với việc đó, trong điều kiện mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế như hiện nay, chợ đầu mối không phải chỉ chú trọng phát triển về mặt số lượng mà còn phải quan tâm đến chất lượng. Do đó, cần bố trí quỹ đất đủ để đáp ứng nhu cầu xây dựng chợ đầu mối với đầy đủ các khu vực chức năng, hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tại hội thảo, Tổng công ty Mercasa - trực thuộc Bộ Tài chính và Bộ Thương mại Tây Ban Nha và Công ty TNHH MTV Proton đã ký kết bản ghi nhớ liên kết hợp tác phát triển chợ đầu mối tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần phát triển hệ thống kho bãi đủ khả năng bảo quản nông sản lâu dài, hệ thống các nhà vận chuyển, xuất khẩu nông sản trong nước và ra nước ngoài tại các chợ đầu mối. Đồng thời, cần minh bạch giá sản phẩm qua các phiên đấu giá nông sản bằng cả phương thức truyền thống là đấu giá trực tiếp và đấu giá thông qua hệ thống mạng internet.

Thêm vào đó, “cần thay đổi phương thức giao dịch tại chợ đầu mối theo hướng hiện đại, phát triển dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, giám định chất lượng hàng hóa cũng như tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm và áp dụng các phương thức truy xuất hàng hóa”, ông Hội nói.

Cũng theo đại diện Bộ Công thương, chúng ta cần giám sát chặt chẽ khi đưa hàng hóa ra thị trường thông qua các chợ đầu mối, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, cơ quan quản lý cần sử dụng các biện pháp như phân cấp giám sát từ lúc đóng gói, xây dựng cơ chế truy tìm nguồn gốc nơi sản xuất, cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng nông sản, quản lý toàn bộ từ khâu sản xuất đến cung ứng sản phẩm… Điều đó không chỉ hỗ trợ cho quản lý nhà nước trong chống hàng giả, hàng lậu, kém chất lượng mà còn tạo hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước, đảm bảo thị trường lành mạnh, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Tố Uyên

推荐内容