您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【soi cầu mobi 88】Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử: Tạo nhiều thuận lợi cho người dân

Nhà cái uy tín52235人已围观

简介Với việc sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, ứng dụng “VssID - Bảo h ...

Với việc sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp,ửdụngthẻbảohiểmytếđiệntửTạonhiềuthuậnlợichongườsoi cầu mobi 88 ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội (BHXH) số” thay thế thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng giấy đi khám, chữa bệnh mà ngành y tế và ngành BHXH Việt Nam triển khai thời gian qua, tạo nhiều thuận lợi cho người dân.

Người dân đăng ký khám chữa bệnh bằng CCCD gắn chíp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Thường xuyên phải đến bệnh viện để khám bệnh, lấy thuốc cho căn bệnh tiểu đường, song thời gian gần đây bà Nguyễn Thị Nhỏ, ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh đã không phải dùng đến thẻ BHYT, mà mỗi lần đến khám bệnh như vậy bà được tra cứu thông tin bằng CCCD gắn chip. “Việc tra cứu bằng thẻ CCCD giúp tôi không còn phải mang theo nhiều giấy tờ như trước, thuận lợi lắm”, bà Nhỏ bộc bạch.

Đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bà Nguyễn Ngọc Nữ, ở phường VII, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Được các cô, chú ở bệnh viện hướng dẫn tôi biết thẻ CCCD gắn chíp có thể khám bệnh. Lần sau tôi sẽ sử dụng thẻ CCCD, hình thức này rất thuận tiện nhất là với những người lớn tuổi như tôi”.

Việc khám, chữa bệnh BHYT bằng thẻ CCCD gắn chíp đã đem lại nhiều tiện ích cho người dân như không cần phải mang thẻ BHYT, nếu trường hợp mất hoặc thẻ BHYT bị rách, hỏng, hết hạn thì không phải làm thủ tục cấp lại. Theo bà Phạm Thị Kim Ba, Điều dưỡng trưởng Khoa khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), mỗi ngày, Khoa Khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận từ 350 - 500 người đến khám, chữa bệnh. Sử dụng thẻ CCCD gắn chíp đã góp phần cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục khám, chữa bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện vẫn thực hiện song song hình thức tiếp đón người bệnh theo quy trình là xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID - BHXH số”.

Còn tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, ngay sau khi được sự hướng dẫn của BHXH tỉnh, Sở Y tế, bệnh viện đã triển khai khám, chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chíp. Qua đó, bệnh viện đã bố trí đầy đủ nhân lực tại khu vực tiếp đón người bệnh BHYT, tuy nhiên số lượng người đến khám bằng hình thức này chưa nhiều. Bà Trần Thị Nga, Điều dưỡng trưởng Khoa khám bệnh (Bệnh viện Sản Nhi tỉnh), cho biết: “Việc khám, chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chíp là hoạt động đang được thực hiện tại các cơ sở y tế, tiến tới đơn giản hóa giấy tờ, giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục khám, chữa bệnh cho người bệnh. Tuy nhiên, phần mềm cập nhật dữ liệu còn chậm. Ngoài ra, còn một khó khăn đang gặp phải là hệ thống dữ liệu chưa liên thông đồng bộ, do đó đối với những thẻ CCCD chưa tích hợp thông tin BHYT của người bệnh, chúng tôi phải chụp lại CCCD gửi cơ quan BHXH nên mất thời gian”.

Theo thống kê của BHXH tỉnh, toàn tỉnh hiện có 95/95 cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện việc khám, chữa bệnh BHYT bằng thẻ CCCD gắn chíp. Để triển khai hiệu quả việc sử dụng thẻ CCCD gắn chíp trong khám, chữa bệnh BHYT, BHXH Việt Nam đã nâng cấp hệ thống phần mềm Cổng tiếp nhận thuộc Hệ thống Thông tin giám định BHYT của ngành và sẵn sàng đáp ứng việc cung cấp thông tin thẻ BHYT để các cơ sở khám, chữa bệnh tra cứu thông tin khi người dân sử dụng thẻ CCCD gắn chíp đi khám, chữa bệnh BHYT. BHXH tỉnh đã thông báo và cung cấp tài liệu hướng dẫn tra cứu thông tin thẻ BHYT thông qua CCCD gắn chíp đến các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh.

Theo đánh giá, khám, chữa bệnh BHYT bằng thẻ CCCD gắn chíp đem lại nhiều tiện ích cho cả người dân đi khám, chữa bệnh, cho cán bộ y tế và cơ quan quản lý. Khi người dân đăng ký khám, chữa bệnh BHYT, nhân viên y tế kiểm tra CCCD bằng cách quét QR-Code hoặc qua ứng dụng VNeID đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT của người bệnh, nếu đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì đón tiếp người bệnh theo quy trình khám, chữa bệnh BHYT hiện hành. Tuy nhiên, số lượng người bệnh khám chữa bệnh theo hình thức này còn khá thấp. Ông Trần Quốc Lịnh, Tổ trưởng Tổ công nghệ thông tin (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), chia sẻ: “Nguyên nhân là do người dân chưa nắm rõ thông tin này nên khi đến khám bệnh vẫn sử dụng thẻ BHYT. Một số thẻ CCCD chưa được tích hợp dữ liệu BHYT do đó tra cứu không thành công”.

Trường hợp người bệnh không có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì nhân viên y tế giải thích để người bệnh biết tình trạng của thẻ BHYT trên CCCD chưa thể thực hiện được. Sau đó, đề nghị người bệnh xuất trình thẻ BHYT giấy hoặc sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID - BHXH số” để thực hiện quy trình khám, chữa bệnh BHYT thông thường. Chị Cao Thị Bích Trâm, ở thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, cho biết: “Theo tôi việc sử dụng ứng dụng “VssID - BHXH số” rất tiện lợi trong việc đăng ký khám, chữa bệnh. Chẳng hạn, bản thân tôi có lần đi khám bệnh mà quên thẻ BHYT thì có sẵn ứng dụng trên điện thoại di động nên vẫn khám BHYT và nhận thuốc được, không phải mất thời gian quay về nhà lấy thẻ BHYT”.

Việc triển khai ứng dụng “VssID - BHXH số”, thẻ CCCD gắn chíp trong khám, chữa bệnh BHYT là giải pháp tích cực, phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số của ngành BHXH và ngành y tế. Từ đó, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh chóng; đồng thời minh bạch thông tin, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tiêu cực trong khám, chữa bệnh BHYT…

Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Giám đốc BHXH tỉnh, cho biết: “Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế để hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT thực hiện tra cứu thông tin BHYT bằng thẻ CCCD gắn chíp. Bên cạnh đó, truyền thông rộng rãi, thông báo tại các địa điểm trong cơ sở khám, chữa bệnh để người dân dễ tiếp cận…”.

 

Theo thông tin từ BHXH tỉnh, tính đến giữa tháng 10, toàn tỉnh có 95/95 cơ sở khám, chữa bệnh BHYT đã thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng thẻ CCCD gắn chíp, với trên 42.000 lượt tra cứu. Đồng thời, BHXH tỉnh đã phê duyệt hơn 157.000 tài khoản “VssID - BHXH số”.

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU  

Tags:

相关文章