【bảng xếp hạng 3 đức】Cách xác định khoản chi ủng hộ phòng, chống Covid

Tình nguyện viên đầu tiên tiêm thử vắc xin Covid- 19 sức khỏe vẫn ổn định
Chính sách còn khoảng cách lớn,áchxácđịnhkhoảnchiủnghộphòngchốbảng xếp hạng 3 đức 80% doanh nghiệp chưa nhận được hỗ trợ
Băn khoăn quy định tính tiền chậm nộp đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
Cách xác định khoản chi ủng hộ phòng, chống Covid-19 được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp, tổ chức đã ủng hộ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam đã thực hiện là khoảng 878 tỷ đồng. Ảnh: Internet.

Còn vướng mắc khi xác định khoản chi được trừ

Theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên phạm vi toàn cầu với diễn biến phức tạp, đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội thế giới và trong nước.

Trong bối cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp, tổ chức trên khắp mọi miền đất nước, cả ở trung ương và địa phương đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, hưởng ứng và chung tay cùng Nhà nước trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong đó có việc ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật (thuốc men, trang thiết bị y tế, lương thực - thực phẩm,...) để hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Việc ủng hộ, tài trợ này là nghĩa cử tốt đẹp, mang tính nhân đạo cao cần được động viên, khuyến khích, đặc biệt là khi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 được đánh giá vẫn còn diễn biến nghiêm trọng, phức tạp trong thời gian tới.

Thực tế thực hiện pháp luật về thuế TNDN thời gian qua đã phát sinh vướng mắc, đó là có một số khoản chi cho việc ủng hộ, tài trợ trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nêu trên, doanh nghiệp, tổ chức không được hạch toán, tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN bởi không thuộc phạm vi các khoản tài trợ được tính vào chi phí được trừ theo quy định của Luật Thuế TNDN.

Để thể hiện sự động viên, khuyến khích của Nhà nước đối với tinh thần chung tay của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian đã qua cũng như khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức tiếp tục thực hiện hoạt động ủng hộ, tài trợ này nhằm lan tỏa tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái trong xã hội, theo đề xuất của Chính phủ, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 128/2020/QH14, tại khoản 8 Điều 3, đã giao Chính phủ “Hướng dẫn việc cho phép được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp, tổ chức các khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN”.

Vì vậy, Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng và lấy ý kiến dự thảo Nghị định hướng dẫn về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nhằm mục tiêu đảm bảo kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời Nghị định này sẽ đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật liên quan như Luật Thuế TNDN, Luật Quản lý thuế.

Quy định cụ thể về chi ủng hộ, tài trợ phòng chống dịch Covid-19

Về đối tượng áp dụng, theo dự thảo Nghị định, để thực hiện đúng quy định của Luật Thuế TNDN và Nghị quyết số 128/2020/QH14, đối tượng áp dụng bao gồm tổ chức, doannh nghiệp là người nộp thuế TNDN theo quy định tại Luật Thuế TNDN, có khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Để đảm bảo minh bạch, khả thi khi thực hiện, tại Điều 2 dự thảo Nghị định quy định cụ thể về chi ủng hộ, tài trợ cho phòng chống dịch bệnh Covid-19; đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ cũng như hồ sơ xác định khoản ủng hộ, tài trợ như sau:

Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận tài trợ theo quy định của pháp luật. Đó là chính quyền địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; tổ chức công đoàn các cấp; cơ sở y tế điều trị dịch bệnh Covid-19; đơn vị lực lượng vũ trang, cơ sở y tế cách ly tập trung được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ (trừ cơ sở cách ly y tế tập trung tự nguyện tại khách sạn, resort); trường học; quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; quỹ từ thiện, nhân đạo; cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia; và tổ chức có chức năng huy động tài trợ.

Các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ có trách nhiệm sử dụng, phân phối đúng mục đích của khoản ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 đã tiếp nhận.

Hồ sơ xác định khoản chi ủng hộ, tài trợ gồm có: Biên bản xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà ủng hộ, tài trợ, đại diện của đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này hoặc tài liệu khác chứng minh khoản ủng hộ, tài trợ, kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá, phiếu xuất kho (nếu ủng hộ, tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu ủng hộ, tài trợ bằng tiền) hoặc các chứng từ khác liên quan.”.

Bộ Tài chính cũng cho biết, qua báo cáo, tổng hợp của 60 địa phương, tổng giá trị các khoản ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam đã thực hiện là khoảng 878 tỷ đồng. Việc cho phép tổ chức, doanh nghiệp tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN dự kiến sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 170 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thực hiện giải pháp này thể hiện sự động viên, khuyến khích của Nhà nước đối với tổ chức, doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua cũng như thời gian tới để lan tỏa tình đoàn kết, yêu thương trong xã hội.

Theo Bộ Tài chính, để kịp thời triển khai, sớm đưa giải pháp hỗ trợ vào thực tế, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ quy định về hiệu lực thi hành của Nghị định kể từ ngày ký và áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2020 và 2021.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
下一篇:Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90