当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【ngoại hạng ý hôm nay】Hướng tới nền tài chính số: Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Hướng tới chuyển đổi số trong quản lý thuế,ướngtớinềntàichínhsốLấyngườidânvàdoanhnghiệplàmtrungtângoại hạng ý hôm nay hải quan
Hoá đơn điện tử: Bước ngoặt quan trọng góp phần hình thành nền Tài chính số
Xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập
Ông Nguyễn Đại Trí, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính
Ông Nguyễn Đại Trí, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính

Thưa ông, thời gian qua, công cuộc chuyển đổi số của ngành Tài chính đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ việc ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động của Ngành. Xin cho biết một vài đánh giá của ông về kết quả này?

Trong thời gian qua, Bộ Tài chính hết sức coi trọng việc ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động của Ngành. Thực hiện Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Bộ Tài chính đã có bước đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hỗ trợ công tác quản lý tài chính, cải cách thủ tục hành chính trong Ngành, đặc biệt là cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), qua đó đã đem lại nhiều kết quả, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, được Chính phủ, cộng đồng DN ghi nhận.

Đến nay, 100% thủ tục hành chính (896 thủ tục) của Bộ Tài chính được cung cấp DVCTT. Trong đó, tổng số DVCTT mức độ 3, 4 là 533 (đạt tỷ lệ 59,55%). Bộ Tài chính đã hoàn thành kết nối, tích hợp 346/533 DVCTT mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đạt tỷ lệ 64,92%, vượt hơn 30% so với yêu cầu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2020 và Nghị quyết số 17/NQ-CP năm 2019 của Chính phủ. Các DVCTT của Bộ Tài chính cung cấp ngày càng nhiều tiện ích, giúp giảm thời gian, chi phí, đem lại sự hài lòng cho các tổ chức và cá nhân, DN khi tham gia giao dịch với cơ quan Tài chính, vì vậy luôn được người dân, tổ chức, DN, đánh giá cao.

Năm 2021 cũng là năm thứ 8 liên tiếp (từ 2013 đến 2020) Bộ Tài chính dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT Index 2020 (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin) khối các bộ, ngành do Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp với Hội Tin học Việt Nam đánh giá và công bố. Đặc biệt, năm 2021 là năm đầu tiên Bộ Thông tin Truyền thông công bố bảng xếp hạng về mức độ chuyển đổi số trong 18 bộ, ngành cung cấp dịch vụ công (DTI) và Bộ Tài chính cũng dẫn đầu bảng xếp hạng này. Việc liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT Index và dẫn đầu bảng xếp hạng DTI 2020 đã khẳng định những nỗ lực của Bộ Tài chính trong hoạt động tổ chức triển khai ứng dụng CNTT những năm qua.

Để có được thành quả tích cực nói trên, xin ông chia sẻ một số công việc trọng tâm, cụ thể trong công cuộc chuyển đổi số của ngành Tài chính?

Trong những năm qua, ngành Tài chính đã có sự chuẩn bị bài bản, khoa học về hành lang pháp lý và hạ tầng số (bao gồm hạ tầng kết nối, hạ tầng thiết bị, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng ứng dụng, hạ tầng phát triển công nghệ) đối với Cách mạng công nghiệp 4.0 và công cuộc chuyển đổi số của Ngành. Bộ Tài chính đã tập trung phát triển, tạo bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực CNTT - truyền thông, phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và DN.

Đến nay, Bộ Tài chính đã triển khai có hiệu quả nhiều công nghệ mới, công nghệ “lõi” như: công nghệ di động (Mobility), công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Analytics), công nghệ điện toán đám mây (Cloud) trong thực hiện cải cách thủ tục tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhằm tạo điều kiện cho người dân và DN dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển. Cùng với đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được nghiên cứu, xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn từng bước đáp ứng được yêu cầu thông tin dữ liệu, phục vụ quản lý, điều hành và hoạch định chính sách của ngành Tài chính. Việc chia sẻ dữ liệu của ngành Tài chính cũng được đảm bảo. Đặc biệt, trong lĩnh vực Thuế và Hải quan, ngành Tài chính đã tập trung nguồn lực và nỗ lực lớn để triển khai tốt các Nghị quyết của Chính phủ như triển khai ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế (như: kê khai nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, hoá đơn điện tử); hải quan điện tử. Đến nay, nhiều chỉ tiêu đề ra đều đạt và vượt: đến hết năm 2021, số DN sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử đã đạt hơn 99,93%; 99,28% DN đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử… Việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về ứng dụng CNTT trong thời gian qua không chỉ mang lại lợi ích hỗ trợ công tác quản lý tài chính của Ngành mà còn mang lại hiệu quả rõ rệt cho toàn xã hội.

Trong năm 2022, công tác chuyển đổi số sẽ được ngành Tài chính tiếp tục triển khai như thế nào, thưa ông?

Năm 2022, Bộ Tài chính đề ra 6 nhiệm vụ trong công tác chuyển đổi số của ngành Tài chính, trong đó có một số nhiệm vụ trọng tâm như: cập nhật, duy trì và tổ chức triển khai Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số, Kiến trúc mức chi tiết tại cơ quan Bộ; xây dựng, triển khai các ứng dụng, hệ thống thông tin, dữ liệu dùng chung, nền tảng công nghệ dùng chung phục vụ tích hợp, liên thông, trao đổi, chia sẻ dữ liệu trong toàn ngành Tài chính, giữa Bộ Tài chính với các cơ quan, đơn vị ngoài ngành. Cùng với đó, chuẩn hoá, điện tử hoá các quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện số hoá hồ sơ, lưu trữ công việc điện tử của các đơn vị theo quy định; nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử Bộ Tài chính, đảm bảo kết nối thông suốt, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và phát triển hệ thống Thuế, Hải quan, Kho bạc, Chứng khoán theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả trên nền tảng hệ thống pháp luật đồng bộ, ứng dụng mạnh mẽ CNTT và công nghệ 4.0, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hợp pháp, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích quốc gia.

Xin ông cho biết mục tiêu xây dựng nền tài chính số trong thời gian tới?

Theo Quyết định số 2366/QĐ-BTC về ban hành Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số, từ nay đến năm 2030, lộ trình xây dựng Bộ Tài chính số được chia thành hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025, mục tiêu được đề ra là xây dựng tài chính điện tử -tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở. Tầm nhìn của giai đoạn này được Bộ Tài chính xác định là tiếp tục hoàn thiện xây dựng Chính phủ điện tử ngành Tài chính hướng tới Bộ Tài chính số, Bộ Tài chính phục vụ, lấy người dân và DN làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Ngành thông qua chính phủ số và các công cụ số hóa. Chính vì vậy, ở giai đoạn này, ngành Tài chính xác định các nhiệm vụ trọng tâm như: chuyển đổi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin; chuyển đổi số về nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu; chuyển đổi số về hạ tầng kỹ thuật và bảo mật. Đồng thời, giai đoạn này, ngành Tài chính sẽ hoàn thành việc tích hợp 100% ứng dụng với hệ thống Quản lý định danh và truy cập ngành Tài chính và tích hợp với các hệ thống CNTT quốc gia hướng tới một hệ thống quản lý tài chính xuyên suốt trong Chính phủ.

Sang giai đoạn 2026-2030, ngành Tài chính xác định mục tiêu thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh. Tầm nhìn của giai đoạn này sẽ hướng tới việc tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng văn phòng không giấy tờ; xây dựng nền tảng tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở; thiết lập hệ sinh thái ngành Tài chính số, trong đó Chính phủ đóng vai trò kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh.

Trân trọng cảm ơn ông!

分享到: