当前位置:首页 > Cúp C1 > 【đội hình ajax gặp feyenoord】Thủ đoạn cũ, “nạn nhân” mới

【đội hình ajax gặp feyenoord】Thủ đoạn cũ, “nạn nhân” mới

2025-01-10 21:13:59 [Thể thao] 来源:Empire777


img-9598-604-7118

Cơ quan chức năng xác định nội dung trên là không có thật. Hai chủ tài khoản Facebook chia sẻ thông tin sai sự thật bị xử phạt.

Thời gian gần đây,ủđoạncũnạnnhânmớđội hình ajax gặp feyenoord Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) liên tiếp phát hiện một số đối tượng có hành vi tạo lập các trang mạng xã hội với danh nghĩa hoạt động từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nhà hảo tâm. Số tiền các đối tượng đã chiếm đoạt lên đến hàng chục tỷ đồng.

Thủ đoạn các đối tượng sử dụng là: Tạo lập các trang mạng xã hội (chủ yếu trên Facebook), sau đó đăng tải các bài viết, tạo dựng những nội dung không có thật về một số hoàn cảnh đang gặp khó khăn, hoạn nạn cần được giúp đỡ; rồi đăng tải các bài viết kêu gọi cộng đồng mạng giúp đỡ; xen cài số tài khoản ngân hàng tiếp nhận từ thiện do các đối tượng tự tạo lập quản lý, để tiếp nhận nguồn tiền ủng hộ.

Nói tóm lại, mọi người đừng cả tin vào những câu chuyện “ất ơ” trên mạng xã hội.

Tối 7/8, tài khoản Facebook Phong Lam và Nguyễn Thy gắn thẻ Trần Khoa (nhận là bác sĩ, ảnh đại diện là tiến sĩ nha khoa làm việc tại Singapore) đăng thông tin bác sĩ Khoa đang chăm sóc cha và mẹ cùng một sản phụ song thai mắc Covid-19 nặng.

Theo đó, cha mẹ “bác sĩ Khoa” làm trong ngành Y tế, đã về hưu nhưng hỗ trợ chống dịch không may mắc Covid-19 rồi trở nặng, được đưa vào nơi người này công tác để điều trị. Khi cha mất và mẹ nguy kịch có thể không qua khỏi, “bác sĩ Khoa” đã quyết định rút ống thở của mẹ để nhường sự sống cho sản phụ và thực hiện cuộc mổ bắt con thành công. Ngoài ra, Facebook của chủ một quỹ từ thiện còn đăng nội dung thể hiện “đã liên lạc với “bác sĩ Khoa” và quyết định ủng hộ máy thở xâm lấn” cho bệnh viện nơi anh này làm việc.

Câu chuyện về “bác sĩ Khoa” nêu trên có thể không được nhiều người chia sẻ, thu hút nhiều bình luận tiếc thương, cảm phục... nếu như không có hai facebooker có tiếng và có thể “chỉ mặt đặt tên” đích danh dẫn lại, “kể như đúng rồi”, cứ như “mắt thấy tai nghe”.

Tuy nhiên, cơ quan chức năng sau đó xác định nội dung trên là không có thật. Hai chủ tài khoản Facebook chia sẻ thông tin sai sự thật bị xử phạt. Nhưng 3 tài khoản Facebook Phong Lam, Nguyễn Thy và Trần Khoa lập tức “biến mất”.

Trước đó, cả 3 tài khoản này tự nhận là thành viên nhóm “nhà 82” hay “thiện nguyện 82”, thường tổ chức các chương trình thiện nguyện, ủng hộ bệnh nhân ung thư. Nhiều người cho biết từng tin tưởng nhóm này, chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng có tên Nguyen Thi Minh Thy, ở TP Thủ Đức, để ủng hộ. Cơ quan chức năng nhận định nhóm người dàn dựng chuyện “bác sĩ Khoa” rút ống thở của mẹ, nhường cho sản phụ là có dấu hiệu trục lợi - kêu gọi tiền ủng hộ. PA05 Công an TP HCM đang phối hợp cơ quan chức năng làm rõ động cơ của những người liên quan và dấu hiệu tội phạm trong sự việc này.

Đã có ai chuyển tiền cho nhóm đối tượng “82” này chưa, cơ quan chức năng còn đang xác định. Tuy nhiên nhìn ở một góc độ nào đó, có thể thấy những người vội cả tin chia sẻ những thông tin sai sự thật này cũng là “nạn nhân”, đồng thời là “đồng phạm”. Sự việc là bài học cho những người chơi mạng xã hội, khi mà đến những người nổi tiếng kinh nghiệm đầy mình còn có thể bị “sơ sẩy” như vậy thì “sự cố” có thể xảy ra với bất cứ ai “cuồng” mạng ảo mà quên đi còn có đời thực mình đang sống.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读