当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả bóng đá việt nam hôm qua】"Không mấy sáng sủa"

quotkhong may sang suaquot

Không ít DNNN đã có sai lệch lớn về các số liệu báo cáo.

Theôngmấysángsủkết quả bóng đá việt nam hôm quao số liệu của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, năm 2010, DNNN nắm khoảng 70% tổng tài sản cố định toàn bộ nền kinh tế quốc dân, chi phối 30% vốn đầu tư toàn xã hội, 60% tín dụng ngân hàng thương mại, 50% vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, 70% nguồn vốn ODA.

Với nguồn lực lớn như vậy, nhưng theo ông Trần Xuân Lịch, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế Trung ương (CIEM), DNNN mới chỉ đóng góp vào GDP từ 37% đến 39%, tạo công ăn việc làm cho 4,4% lao động, năng suất lao động thấp hơn khu vực tư nhân từ 10% đến 14%. Phần lớn DNNN đóng góp vào GDP chủ yếu bằng khai thác dầu khí, tài nguyên khoáng sản.

Nguyên nhân chính là do đặc thù DNNN, mục đích của các doanh nghiệp này là vừa làm nhiệm vụ kinh doanh, vừa phục vụ kinh tế, chính trị, khác hoàn toàn với doanh nghiệp tư nhân. DNNN phải khoác trên mình rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, bị ràng buộc bằng nhiều chế định khác nhau, đôi khi bị đeo rất nhiều vòng “kim cô” trên đầu, chỉ tập trung vào một số nhiệm vụ, không được kinh doanh mọi thứ mà pháp luật không cấm.

Hơn nữa, cơ cấu DNNN vẫn chưa hợp lý, dàn trải và ôm đồm nhiều lĩnh vực mà lẽ ra tư nhân có thể thay thế. Ngoài ra, vấn đề xác định chủ sở hữu vẫn chưa rõ ràng, vẫn trong tình trạng “cha chung không ai khóc”, ai cũng có thể quản lý, nhưng quy trách nhiệm thì lại không rõ ràng. Vụ Vinashin là một minh chứng khá rõ. Nếu chúng ta không tiến tới xác định cụ thể chủ sở hữu thời gian tới thì việc đổi mới DNNN vẫn còn “mắc”.

Ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, điều đáng lo ngại là tính đến hết tháng 9-2011 có 57.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động, thì có có tới 47.000 doanh nghiệp không còn hoạt động vì nhiều lý do. Như vậy, gia nhập thị trường năm 2011 chỉ còn 11.000 doanh nghiệp, tình hình xấu như thế liệu DNNN có “đứng” nổi không?

“Tôi cảm nhận bức tranh chung về kinh tế vĩ mô trong khu vực Nhà nước còn xấu, mặc dù thời gian đã có chèo chống, nhưng nếu nhìn nhiều chiều thì không mấy sáng sủa”, ông Trung nói.

PGS- TS Lê Xuân Bá, Viện trưởng CIEM phân tích trong khi tư nhân phải bỏ tiền thuê đất thì hầu hết các DNNN không phải mất chi phí này, hoặc có phải trả thì cũng hết sức “tượng trưng”. Nếu tính nguyên giá đất, chắc chắn các DNNN sẽ thua lỗ hết. Hiện nay doanh nghiệp tư nhân phải vay vốn với lãi suất thường từ 17%– 18 %/năm, đôi khi còn lên tới 27% – 28%/năm, trong khi DNNN không phải mất khoản tiền này.

Chẳng hạn, Vinashin được Chính phủ cho vay 750 triệu USD nhưng không phải trả lãi suất, thì dù có “dốt” đến mấy thì kinh doanh chắc cũng chẳng có vấn đề gì. Chỉ với hai khoản này thôi, tôi có thể kết luật rằng hoạt động công bằng như doanh nghiệp tư nhân 100% DNNN sẽ lỗ, nhưng vấn đề này cũng rất khó kiểm tra, vì không có số liệu cụ thể, cũng không rõ DNNN đang chiếm bao nhiêu nghìn m2 đất, giá trị ra sao.

“Nếu Nhà nước muốn làm một cách nghiêm chỉnh, thì phải bỏ tiền, bỏ của ra làm điều tra trong vòng vài năm, tốn vài chục tỉ thì may ra mới có được con số chính xác, đến lúc này mới có thể biết được bộ mặt thật của DNNN như thế nào, còn nếu cứ “áng áng” như bấy lâu nay là không ổn”, ông Bá đề xuất.

Vẫn theo ông Bá, khi xem xét hiệu quả các DNNN thì phải đánh giá hiệu quả về mặt tài chính, kinh tế, xã hội…nhưng đây cũng chính là sự một sự “tù mù”. Ví dụ một doanh nghiệp chỉ bỏ ra 1 đồng làm xã hội nhưng có khi lại “kêu toáng” lên là làm hết 100 đồng, trong khi 99 đồng thì cho vào túi riêng. Đây cũng là một trong những lý do để nhiều người ngụy biện cho việc phải duy trì DNNN, mặc dù không ít doanh nghiệp lỗ “chổng vó” hết năm này qua năm khác.

Nguyễn Việt

分享到: