Nguyễn Thùy Dung hiện đang theo học chuyên ngành Luật Quốc tế tại Đại học Hanyang,ọcsinhtừHànvềkểchuyệnởkhucágamba osaka – cerezo Seoul (Hàn Quốc). Cô gái Hà Nội 28 tuổi chưa từng nghĩ Hàn Quốc sẽ là nơi bùng phát của Covid-19. Khi số lượng người nhiễm bệnh tiếp tục tăng lên, Dung vẫn chưa có ý định quay trở về Việt Nam. Thay vào đó, cô gái trẻ đã mua thực phẩm dự trữ để tự cách ly mình trong phòng. “Nhưng gia đình ở Việt Nam liên tục gọi điện thúc giục. Mẹ mình không ngủ được vì lo cho con. Để mẹ yên lòng, mình quyết tâm đặt vé trở về nước”, Dung kể. Không đặt được vé trở về Hà Nội, Dung chấp nhận bay từ Seoul về TP. HCM vào tối 26/2. 21 giờ cùng ngày, cô gái trẻ hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Tại đây, Dung được kiểm tra sức khỏe, sau đó được đưa về trung tâm cách ly. Dung thường xuyên được bác sĩ quan tâm, hỏi han sức khỏe Đồ đạc được khử trùng trước khi vào trung tâm cách ly “Về tới trung tâm cũng đã 2 giờ sáng ngày 27/2, mình gần như sắp khóc khi phải về TP.HCM lạ lẫm. Bấy giờ, mình phải một thân một mình cách ly ở nơi xa lạ”, Dung nhớ lại. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, Dung được nhân viên y tế phát cho bộ quần áo bệnh nhân màu xanh. Cô cũng được hướng dẫn thêm về giờ giấc sinh hoạt và các quy định chung. Thay vì cảm giác tủi thân “gần như sắp khóc” ban đầu, ấn tượng về khu cách ly lúc này không còn đáng sợ như Dung tưởng tượng. “Ngày đầu tiên ở trung tâm, mình đã bớt lo hơn. Thay vào đó là cảm giác biết ơn những nhân viên y tế. Họ đã quá vất vả, liên tiếp hỗ trợ đưa người về khu cách ly từ sáng đến đêm. Dẫu vậy, ai nấy cũng đều rất dịu dàng, điềm đạm và thân thiện, luôn xin lỗi và động viên người dân nếu có gì bất tiện”, Dung kể. Khu cách ly rộng rãi, có TV, wifi, nhà vệ sinh khép kín Căn phòng nơi Dung ở tại Quận 3, TP.HCM có 3 giường sạch sẽ, có tivi, wifi, phòng vệ sinh khép kín. Hàng ngày, cô được phục vụ đủ 3 bữa cơm và vẫn có thể gọi đồ ăn ở bên ngoài. “Tại đây mình không có cảm giác bị cách ly. Mình được mọi người quan tâm, hỏi han tình hình sức khoẻ. Các y bác sĩ cũng thăm khám sức khoẻ thường xuyên và yêu cầu tự đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Mình cảm thấy an tâm khi được bảo vệ”. Ngoài việc nghỉ ngơi theo đúng yêu cầu, Dung cùng mọi người cũng tham gia chơi cầu lông vào hai buổi sáng và chiều. Trước khi sử dụng, bộ vợt cũng được xịt khử trùng cẩn thận. “Mọi người lựa chọn chơi cầu lông là bởi người chơi phải đứng cách nhau ít nhất hơn 2m. Khoảng cách này đủ an toàn để virus không lây lan”, cô nói vui. Dung cũng mọi người cũng tham gia chơi cầu lông vào hai buổi sáng và chiều. Để bày tỏ lòng biết ơn những người đã chăm sóc sức khỏe cho mình, Dung muốn làm điều có ích bằng cách nhờ người nhà gửi dụng cụ để... cọ nhà vệ sinh. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo phạm vi cách ly của mình”, Dung dí dỏm. Sau khoảng thời gian cách ly, sức khỏe của Dung hiện tại vẫn tốt, không có dấu hiệu bất thường. "Dù nhớ mẹ nhưng mình cũng phải tích cực lên để những cô chú, anh chị đang chăm sóc, phục vụ mình mỗi ngày cũng đỡ mệt mỏi và căng thẳng". Thuỳ Dung cho rằng, những người Việt Nam trở về từ Hàn Quốc đừng vì một chút thoải mái của bản thân mà khai dối thông tin hay cố tình trốn cách ly. “Mong các bạn từ Hàn về hãy tin vào nhà nước mình. Việt Nam đang làm rất tốt công tác phòng dịch, rất chặt chẽ nhưng mềm mỏng, dễ thương”, Dung nhắn nhủ. Thúy Nga Sinh viên xếp hàng dài đo thân nhiệt ngày đầu trở lại trường - "Việc nghỉ ở nhà quá nhiều khiến em cảm thấy chán và mong muốn được quay trở lại học tập. Sáng nay, em rất háo hức và đến trường từ sớm". |