当前位置: 当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ket qua real betis】TFA thúc đẩy cải cách thủ tục hải quan 正文

【ket qua real betis】TFA thúc đẩy cải cách thủ tục hải quan

2025-01-27 02:25:44 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:749次

hq

Ngành hải quan đi đầu hiện đại hóa - ứng dụng công nghệ thông tin.

Tổng cục Hải quan cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan,úcđẩycảicáchthủtụchảket qua real betis hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thực thi hiệp định, đáp ứng các nghĩa vụ cam kết.

Rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa

Báo cáo của Tổng cục Hải quan tại cuộc họp báo chuyên đề về thực hiện TFA ngày 22/2/2017 cho biết, TFA đã chính thức có hiệu lực sau khi được 110/164 quốc gia thành viên phê chuẩn. Đây là một thỏa thuận đa phương đầu tiên được ký trong lịch sử 21 năm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), là cột mốc quan trọng đối với hệ thống thương mại toàn cầu và cũng là sự khích lệ đối với quá trình tự do hóa thương mại đang gặp nhiều khó khăn (như hiện nay vấp phải chủ nghĩa bảo hộ thương mại).

Theo báo cáo của WTO, việc thực hiện đầy đủ TFA có thể giảm trung bình 14,3% chi phí giao dịch và thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu lên tới 1 nghìn tỷ USD mỗi năm. TFA cũng được đánh giá có khả năng tiết kiệm 1,5 ngày của thời gian thông quan hàng nhập khẩu, giảm 47% so với mức trung bình hiện tại và tiết kiệm gần 2 ngày trong thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, giảm 91% so với mức trung bình hiện tại.

Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan) cho biết, theo quy định của Hiệp định TFA, các biện pháp kỹ thuật (cam kết) cụ thể về nghĩa vụ của các nước thành viên được phân thành 3 nhóm cam kết gồm: cam kết nhóm A – thực hiện ngay sau khi hiệp định có hiệu lực; cam kết nhóm B – thực hiện sau một thời gian quá độ tính từ khi hiệp định có hiệu lực; cam kết nhóm C – cần một thời gian quá độ tính từ khi hiệp định có hiệu lực và và hỗ trợ xây dựng năng lực để thực hiện.

Đối với Việt Nam, cam kết nhóm A (gồm 15 cam kết) đã được thông báo cho WTO vào tháng 7/2014. Đối với cam kết nhóm B, C, Tổng cục Hải quan trên cơ sở phối hợp với các bộ, ngành có liên quan đã rà soát và đề xuất Chính phủ phê duyệt lộ trình thực hiện cam kết nhóm B và C của TFA.

Tiếp tục phối hợp thực thi hiệp định

Bà Nga cho biết, ngay sau khi TFA có hiệu lực, Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm thực thi các cam kết. Cụ thể, Việt Nam theo dõi các cam kết liên quan đến tiếp cận thông tin và tính minh bạch, cơ chế khiếu nại, hàng hóa tạm giữ để kiểm tra, giải phóng nhanh hàng hóa, cơ chế khiếu nại, khiếu kiện, hàng hóa tạm giữ để kiểm tra, xử lý hồ sơ trước khi hàng đến, tự do quá cảnh... Bên cạnh đó, Việt Nam xây dựng lộ trình thực hiện các cam kết nhóm B, C và thông báo kế hoạch thực hiện nhóm B,C cho WTO; đồng thời, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thực thi cam kết; huy động nguồn hỗ trợ kỹ thuật thực thi hiệp định...

Cũng theo bà Nga, TFA với những nội dung nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, thông quan, giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh cũng như các biện pháp hợp tác giữa hải quan các nước và hỗ trợ kỹ thuật sẽ tạo động lực thúc đẩy các hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế và mang lại lợi ích chung cho các quốc gia thành viên WTO, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.

“Việc tham gia TFA và triển khai các cam kết theo hiệp định sẽ góp phần đẩy mạnh tiến trình cải cách thủ tục hải quan, đơn giản và chuẩn hóa, tăng cường tính minh bạch trong quy trình thủ tục hải quan, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bước đầu xuất khẩu, thu hút thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”, bà Nga khẳng định.

Bên cạnh những cơ hội mang lại, TFA cũng đặt ra những thách thức trong bối cảnh năng lực đội ngũ và trình độ công nghệ của Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng được toàn bộ yêu cầu đổi mới và cải cách theo nội dung TFA. Bên cạnh đó, yêu cầu cải cách thủ tục liên quan đến thương mại tại biên giới đòi hỏi sự tham gia không chỉ của cơ quan hải quan, mà cả sự tham gia của các cơ quan quản lý chuyên ngành để tăng cường hiệu quả quản lý, thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại.

“Thời gian tới, Tổng cục Hải quan với vai trò là cơ quan đầu mối triển khai Hiệp định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thực thi hiệp định; sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng các nghĩa vụ cam kết. Cùng với đó, thúc đẩy việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia nhằm tối ưu hóa các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại; đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro; thu hẹp danh mục phải kiểm tra chuyên ngành, chuyển từ kiểm tra trước thông quan sang sau thông quan, chấm dứt tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành…”, bà Nga thông tin.

Hiện Tổng cục Hải quan đang xúc tiến cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) triển khai một dự án hỗ trợ thương mại trị giá 22 triệu USD và dự kiến sẽ được thực hiện từ đầu năm 2019, kéo dài trong 5 năm với 4 hợp phần bao gồm: hài hòa hóa và đơn giản hóa các chính sách và thủ tục liên ngành; tăng cường sự phối hợp giữa cấp trung ương và địa phương; đẩy mạnh việc thực hiện tại cấp địa phương và giữa các địa phương; thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hải quan và khu vực tư nhân.

Hồng Quyên

作者:La liga
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜