【kết quả bóng đá oman hôm nay】Đấu tranh phòng chống tội phạm không gian mạng
Xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến
TheĐấutranhphòngchốngtộiphạmkhônggianmạkết quả bóng đá oman hôm nayo Cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2022 đã ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến. Để thực hiện các cuộc lừa đảo trực tuyến, đối tượng lừa đảo đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm tạo niềm tin, nhưng có thể phân làm 3 nhóm chính.
Lừa đảo qua hình thức giả mạo thương hiệu chiếm 72.,6% (giả mạo SMS, website, số điện thoại của cơ quan chức năng, ngân hàng, công ty tài chính,…). Chiếm đoạt tài khoản online (Facebook, Zalo,..): chiếm 11.4%. Các hình thức khác (việc làm online, lừa đảo tình cảm, app cho vay,..) chiếm 16%.
Đấu tranh phòng chống tội phạm không gian mạng cuộc chiến gian nan và lâu dài. Ảnh: TL |
Trong thời gian qua để bảo người dân, cộng đồng trước vấn nạn lừa đảo trực tuyến, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng đã triển khai nhiều biện pháp kỹ thuật, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng, người dân, một số biện pháp đã bước đầu mang lại hiệu quả nhất định.
Cụ thể, trong năm 2022, cơ quan chức năng đã ngăn chặn, xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật (hơn 1.460 trang lừa đảo trực tuyến) và bảo vệ hơn 4,7 triệu người dân (tương ứng 6,7% người dùng Internet Việt Nam) trước các tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng. |
Ở góc độ doanh nghiệp, nhằm bảo vệ người tiêu dùng và khách hàng, nhiều đơn vị đã chủ động triển khai các biện pháp tuyên truyền cảnh báo thủ đoạn, hành vi lừa đảo qua mạng; áp dụng kỹ thuật bảo mật phòng ngừa bị tấn công mạng.
Điển hình như Công ty TNHH Cốc Cốc đã triển khai chiến dịch "khiên xanh" để người dùng trình duyệt phản ánh, báo cáo. Nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán, cung cấp dịch vụ ví điện tử, các tổ chức tài chính cũng đã triển khai các thông báo cho khách hàng qua Email, SMS. Liên tục thông báo các nguy cơ lừa đảo trực tuyến liên quan tới tổ chức cho cơ quan chức năng.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet cũng chủ động thực hiện nghiêm túc, triệt để các yêu cầu ngăn chặn, xử lý các trang lừa đảo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) Nguyễn Quang Minh cho biết, trong thời gian gần đây, các ngân hàng đã tăng cường ứng dụng công nghệ, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu mua trước, trả sau của khách hàng.
“Chung tay” đấu tranh với tội phạm không gian mạng
Theo Cục cảnh sát hình sự, Bộ Công an, các giải pháp đã triển khai phòng chống tội phạm không gian mạng bước đầu đã phát huy giá trị tích cực, tuy nhiên chưa được đồng bộ và thống nhất giữa các bộ, ngành, địa phương.
Khi các công nghệ mới xuất hiện, đối tượng tấn công mạng, lừa đảo cũng sẽ tìm cách để lợi dụng, khai thác đánh vào điểm yếu nhất - đó là con người, áp dụng nhiều biện pháp tác động tâm lý để lấy lòng tin và dẫn dắt theo kịch bản. Các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục gia tăng không ngừng, từ lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tình cảm, lừa đảo đầu tư,…nhưng mục tiêu cuối cùng của các đối tượng chính là tiền.
Người dân cần nâng cao cảnh giác trước các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi trên không gian mạng. Ảnh: Hải Anh |
Cơ quan công an khuyến nghị, mục tiêu cuối cùng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đều đánh chung vào tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người.
Vì vậy, các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cần nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng ngừa các hành vi lừa đảo. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet cần thực hiện nghiêm túc, triệt để các yêu cầu ngăn chặn, xử lý các trang lừa đảo của Bộ Thông tin và Truyền thông, để bảo vệ người dân, khách hàng sử dụng dịch vụ...
Để giải quyết lừa đảo trực tuyến cũng tương tự như lừa đảo trên đời thực, cần có sự tham gia phối hợp, đồng bộ của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương. Trong đó nòng cốt chính là lực lượng công an làm nhiệm vụ phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Ở góc độ tham gia không gian mạng, cơ quan chức năng và doanh nghiệp cũng cấp dịch vụ cũng khuyến cáo người dân, khách hàng cần tìm hiểu nâng cao kỹ năng, kiến thức về công nghệ thông tin để bảo vệ chính mình, trước khi cần cầu cứu.
Ông Ngô Tấn Vũ Khanh - Giám đốc quốc gia Kaspersky Việt Nam cho biết, khảo sát của Kaspersky gần đây cũng chỉ ra rằng, chủ yếu vấn đề rủi ro xảy ra trong giao dịch thanh toán điện tử là tới từ phía người dùng cuối chưa có đủ nhận thức về tính an toàn thông tin, tính bảo mật trên các thiết bị của bản thân mình, cũng như cách họ sử dụng và vận hành không gian mạng.
Do đó, việc khuyến nghị người dùng cần nâng cao cảnh giác tự phòng vệ đang được các tổ chức cung cấp dịch vụ liên tục cảnh báo trong thời gian gần đây. Khách hàng nên đổi mật khẩu giao dịch trực tuyến ít nhất 3 tháng 1 lần, hoặc có thể đổi thường xuyên hơn nếu có thể. Mật khẩu đặt lệnh phải khác biệt với mật khẩu đăng nhập và nên được thay đổi thường xuyên để đảm bảo an toàn.
Nhằm bảo vệ người dân và khách hàng, cơ quan chức năng đã phát triển trang thông tin, xử lý tin nhắn SMS rác, lừa đảo (tại địa chỉ chongthurac.vn). Phát triển trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam (tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn/canhbao.ncsc.gov.vn) để người dân có thể phản ánh các vấn để gặp phải về an toàn thông tin. Cung cấp bộ công cụ nhận diện lừa đảo trực tuyến, kiến thức kỹ năng phòng chống lừa đảo (tại địa chỉ congcu.khonggianmang.vn). Công bố danh sách đen các trang vi phạm, tài khoản ngân hàng lừa đảo thông qua Cổng thông tin của hệ sinh thái tín nhiệm mạng (tại địa chỉ tinnhiemmang.vn). Kiểm tra, gán nhãn tín nhiệm cho hơn 3252 website chính thống. |
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/293e299196.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。