您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【ket qua almeria】Bộ trưởng Tài chính: Nợ công vẫn trong giới hạn cho phép

Cúp C171人已围观

简介- Bộ trưởng Tài chính khẳng định nợ công đang từng bước được kiểm soát chặt chẽ và vẫn đang trong gi ...

- Bộ trưởng Tài chính khẳng định nợ công đang từng bước được kiểm soát chặt chẽ và vẫn đang trong giới hạn cho  phép.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng là thành viên Chính phủ đầu tiên mở đầu phiên chất vấn của QH sáng nay về các nội dung liên quan đến công tác quản lý thuế,ộtrưởngTàichínhNợcôngvẫntronggiớihạnchophéket qua almeria công tác hải quan, giải pháp tăng cường quản lý nợ công.

Nợ gốc và lãi đang tăng rất nhanh

ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cho biết, qua báo cáo triển khai thực hiện nhiệm vụ KTXH 2017 cho thấy, nợ công là mối quan tâm lớn của cử tri. Nợ công đã sát trần cho phép, rủi ro lớn.

Do KTXH còn nhiều khó khăn, tỷ lệ huy động thuế, phí/GDP giảm chưa đạt mục tiêu đề ra, trong khi đó Chính phủ vẫn thực hiện đàm phán ký kết khoản vay mới.

“Điều này ảnh hưởng thế nào trong kiểm soát chi tiêu nợ công? Bộ trưởng cho biết giải pháp quản lý rủi ro?", ĐB đặt câu hỏi.

{ keywords}
ĐB Trần Hoàng Ngân lo lắng khi nợ và lãi vay phải trả đang tăng nhanh. Ảnh: VPQH

Đánh giá cao nỗ lực của ngành tài chính trong thời gian qua kéo bội chi ngân sách giảm từ 63,6% xuống còn 62% song ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) chia sẻ ông vẫn rất lo lắng khi nợ gốc và lãi vay phải trả tăng rất nhanh.

ĐB dẫn chứng, năm 2010 chỉ khoảng 100 nghìn tỷ, đến 2017 đã lên tới 250 nghìn tỷ đồng.

“Bộ trưởng chịu trách nhiệm chính về quản lý nợ công quốc gia, có giải pháp cụ thể thế nào để đảm bảo an toàn nợ công nhưng vẫn đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển?”, ĐB TP.HCM chất vấn.

Đang kiểm soát nợ công chậm lại

Bộ trưởng Tài chính thừa nhận trong bối cảnh nợ công tăng cao, áp lực trả nợ lớn, cần có lộ trình giảm bội chi, đảm bảo an toàn nợ công.

Hiện Bộ Tài chính đã tổng kết, đánh giá, trình cấp có thẩm quyền để trình Bộ Chính trị ban hành NQ 07 về tái cơ cấu ngân sách nhà nước.

"Chúng tôi đã trình QH ban hành NQ 25 về Kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm 2016 - 2020, đã giới hạn chỉ tiêu an toàn nợ công, theo đó trần nợ công không quá 65%, nợ Chính phủ không quá 54%, nợ nước ngoài không quá 50%", Bộ trưởng Dũng thông tin.

Ngoài ra, Bộ trưởng cam kết sẽ xác định rõ mức bội chi ngân sách và lộ trình cắt giảm bội chi. Theo kế hoạch, năm nay bội chi 3,5%, năm 2018 là 3,7%, năm 2019 sẽ xuống 3,6% và xuống còn 3,4% vào năm 2020.Bộ trưởng cho biết, Bộ cũng đã triển khai quyết liêt nhiều giải pháp về quản lý nợ công như tiếp tục hoàn thiện thể chế, sẽ thông qua luật Quản lý nợ công sửa đổi; trình Thủ tướng ban hành chỉ thị về tăng cường quản lý nợ công; tăng cường sự phối hợp của các ngành trong quản lý ODA; chỉ đầu tư công chỉ tập trung cho các dự án quan trọng, có tác động lan tỏa.

{ keywords}
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn trước QH. Ảnh: Minh Quang

Để siết chặt bảo lãnh Chính phủ, từ 2016 đã không bảo lãnh thêm dự án nào nữa, đặc biệt là các dự án của DN. NQ của Bộ Chính trị và NQ của QH chỉ cho phép bảo lãnh ngang bằng với số trả nợ, không phát hành số dư tăng thêm.

Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ bám sát NQ của của QH về kế hoạch tài chính 5 năm. Việc giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi sẽ kiên quyết thực hiện trong giới hạn QH đã thông qua là 300 nghìn tỷ trong cả giai đoạn để bảo đảm cân đối chi trả nợ đầy đủ và đúng hạn.

Ông cũng đưa ra giải pháp về tăng cường thanh tra kiểm tra, minh bạch tài chính công, kiểm soát chặt chẽ đầu tư công. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đầu tư, đấu thầu, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán...

Đồng tình với nhận định giai đoạn nợ công tăng nhanh là đúng, tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính cho rằng các giải pháp vừa qua đã bước đầu có kết quả, đang dần kiểm soát được tốc độ gia tăng. Nếu như giai đoạn 2011- 2015 tăng 18%, 2016 tăng 15%, thì đến 2017 chỉ tăng 9%.

"Chúng ta đang từng bước kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ công vẫn đang trong giới hạn cho phép", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đầu tư công không hiệu quả vô cùng xấu

Chưa hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng, Giám đốc BV Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn giơ biển tranh luận.

“Vừa rồi Bộ trưởng đã nói nhiều đến kìm hãm nợ công nhưng điều quan trọng là hiệu quả đầu tư công. Các con số chỉ là vỏ bên ngoài, linh hồn là hiệu quả đầu tư ra sao. Nợ công không xấu nhưng đầu tư công không hiệu quả thì vô cùng xấu”, ông Tuấn nói.

Theo ĐB Hà Nội, khi đầu tư công không hiệu quả sẽ gây thiệt hại kép. Nhà nước phải trả tiền gốc, tiền lãi, trả bù lỗ cho các DN nhà nước đã đầu tư không hiệu quả, đơn cử như 12 doanh nghiệp, tập đoàn vừa qua. Việc này gây đội vốn đầu tư, thất thoát rất nhiều tiền gây ảnh hưởng xấu đến nền sức khoẻ nền kinh tế đồng thời ảnh hưởng xấu uy tín VN trên trường quốc tế.

“Đề nghị Bộ trưởng trả lời song song báo cáo kìm hãm nợ công thì phải nói thêm đầu tư công hiệu quả ra sao. Nếu không đầu tư thì không phát triển được nhưng đầu tư không hiệu quả thì làm cho kinh tế còn xấu hơn”, ĐB nêu quan điểm.

Trả lời ĐB Tuấn, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận chất lượng hiệu quả đầu tư công là vấn đề trọng tâm trong chương trình tái cơ cấu lại đầu tư công, tuy nhiên đây là vấn đề quản lý nhà nước thuộc Bộ KH-ĐT với các bộ ngành địa phương.

Trong nhiệm vụ của mình, Bộ đang triển khai nhiệm vụ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, chuyển cấp phép cho vay lại rõ trách nhiệm hơn và hạn chế tối đa bảo lãnh CP, phối hợp với Bộ KH-ĐT và các cơ quan địa phương để kiểm soát chặt chẽ chi tiêu nợ công. Đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật về nợ công.

Trong một nửa buổi sáng trả lời chất vấn, Chủ tịch QH đã phải 2 lần nhắc Bộ trưởng Tài chính trả lời ngắn gọn, tập trung trọng tâm vào câu hỏi.

Khó làm sân bay Long Thành bằng ngân sách do trần nợ công

Khó làm sân bay Long Thành bằng ngân sách do trần nợ công

Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết, với trần nợ công hiện nay, để đầu tư Long Thành bằng vốn nhà nước là hết sức khó khăn.

Tags:

相关文章