【lich thi đâu c2】5 trọng tâm của Nghị quyết số 29
10 nhóm nhiệm vụ,ọngtâmcủaNghịquyếtsốlich thi đâu c2 giải pháp tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước |
Ngày 17/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xin ông cho biết ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghị quyết này?
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh: Việc ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, thể hiện:
Thứ nhất,công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị, là phương thức, động lực để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Thực tế đã chỉ ra rằng, đại đa số các nước trên thế giới muốn tiến lên trở thành một nước công nghiệp, nước phát triển, đạt được mức thu nhập cao đều tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với đặc điểm và điều kiện của Việt Nam, Việt Nam muốn thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đề ra, tất yếu vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
|
Thứ hai,vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được đặt ra từ nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng. Trong thời gian, đã có khoảng 20 nghị quyết ban hành một số chủ trương, đường lối quan trọng có liên quan đến những khía cạnh riêng rẽ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tuy nhiên cho đến trước khi ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW, Đảng ta vẫn chưa có nghị quyết riêng về vấn đề này. Đại hội XIII nêu rõ: "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo". Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước ta đã có thế và lực mới. Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Bên cạnh đó, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường; nhất là tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra nhiều vấn đề mới, có tính chất phức tạp. Từ đó đặt ra những yêu cầu thực tiễn cần phải ban hành một Nghị quyết mới có tính tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ ba,thực tiễn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần có chủ trương của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời tháo gỡ như: tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu chiến lược đề ra, tốc độ có xu hướng giảm dần; có nguy cơ tụt hậu và rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Nội lực của nền kinh tế còn yếu, năng suất lao động chậm được cải thiện, năng lực độc lập, tự chủ thấp. Công nghiệp phát triển thiếu bền vững. Các ngành dịch vụ quan trọng chiếm tỉ trọng còn nhỏ, mối liên kết với các ngành sản xuất còn yếu. Đô thị hoá chưa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các vấn đề về phát triển văn hoá, xã hội, con người, môi trường còn nhiều hạn chế, bất cập… Nghị quyết được ban hành sẽ định hướng, là kim chỉ nam để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng nêu trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030; là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng trong việc định hướng những tư duy mới, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp mới tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thưa ông, quan điểm của Đảng ta về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước được thể hiện trong Nghị quyết số 29-NQ/TW như thế nào?
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh:Nghị quyết đã đề ra hệ thống 5 nhóm quan điểm chỉ đạo có tính toàn diện, đồng thời cũng cụ thể hoá những nội dung trọng tâm làm cơ sở để định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với một số nội dung cốt lõi sau:
Nghị quyết số 29-NQ/TW xác định 5 trọng tâm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước |
Quan điểm thứ nhất, làm rõ nội hàm/nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa là “quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội dựa chủ yếu vào sự phát triển của công nghiệpvà dịch vụ trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo”. Thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển kinh tế - xã hội, coi “là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao”.
Quan điểm thứ hai, nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt của Đảng coi việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị. Đặt công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tổng thế chiến lược phát triển đất nước để có cách tiếp cận toàn diện, chú trọng giải quyết hài hoà các mối quan hệ lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đó là “bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tếđi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động”.
Quan điểm thứ ba,xác định nội dung và yêu cầu then chốt “phải khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương; lợi thế của nền kinh tế đi sau và đang trong thời kỳ dân số vàng;kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu; chuyển dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang chế tạo, chế biến, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam; tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, chú trọng đẩy mạnh dịch vụ hóa các ngành công nghiệp. Coi trọng phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt, chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu”.
Quan điểm thứ tư,nhấn mạnh lộ trình, bước đi trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước phải có trọng tâm, trọng điểm và xác định các lĩnh vực ngành nghề cần ưu tiên phát triển đặt trong mối quan hệ tổng thể với yêu cầu tập trung về nguồn lực thực hiện để phát trển các cực tăng trưởng, các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; tăng cường liên kết ngành và liên kết vùng. Bổ sung, hoàn thiện tư duy lý luận của Đảng về chủ thể và nguồn lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa: “lấy nguồn lực trong nước là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá; doanh nghiệp trong nước (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) là chủ đạo; doanh nghiệp FDI là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Quan điểm thứ năm,nhấn mạnh yêu cầu trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,"phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả; khơi dậy khát vọng phát triển, tinh thần khởi nghiệp quốc gia, đổi mới sáng tạo; phát huy giá trị văn hóa cả truyền thống và hiện đại, bản lĩnh và trí tuệ con người Việt Nam và giai cấp công nhân hiện đại; vai trò xung kích, đi đầu của đội ngũ tri thức và doanh nhân Việt Nam".
Xin cảm ơn ông!
Nghị quyết số 29-NQ/TW xác định các nhiệm vụ và giải pháp tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh góp phần thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóatrên nền tảng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có sự bứt phá, vươn lên trong một số ngành, lĩnh vực thông qua việc phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, trong đó tập trung xây dựng và triển khai Chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nền sản xuất Việt Nam đến năm 2045 (Make in Vietnam 2045); Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2030. Nghị quyết đã chỉ rõ các ngành, lĩnh vực cần tu tiên nguồn lực và có các cơ chế, chính sách khuyến khích và ưu đãi đủ mạnh để phát triển, tránh dàn trải. |
相关文章
Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
Đồng won (trái) và đồng USD tại Seoul, Hàn Quố2025-01-11Tìm giải pháp thúc đẩy nâng cao năng suất lao động quốc gia
Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, diễn đàn là dịp để cán bộ công đoàn, công chức, viên chức, cô2025-01-11Hai thanh niên chui vào cống thoát nước dài 25m cứu cụ bà 88 tuổi
Ngày 21/5, Công an xã Bình Lâm (huyện Hiệp Đức, Quảng Nam) cho biết, người dân địa phương đã tìm thấ2025-01-11Từ vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính, khi khói lửa 'chặn' đường thoát nạn cần làm gì?
XEM VIDEO:0h46 ngày 24/5, Công an TP Hà Nội nhận được tin báo cháy xảy ra tại nhà số 1, hẻm 31, ngác2025-01-11Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
Google sẽ ra mắt một dòng điện thoại thông minh (smartphone) cuối năm nay? - Ảnh minh họa: DigitalTr2025-01-11Gỡ bỏ gần 8.900 gian hàng "thổi" giá sản phẩm phòng Covid
Xử lý trên 30.000 gian hàng thổi giá sản phẩm phòng dịch Covid-19Thương mại điện tử: Sẽ ra sao sau n2025-01-11
最新评论