【kết quả bóng đá ukraine】Cặp song sinh chia ly khi chào đời, tái ngộ sau 30 năm và lá thư tìm mẹ

Thể thao 2025-01-10 13:41:37 4393

Câu nói của bà Lan khiến Quế Thanh bật khóc. Đây là điều mà đã nhiều năm nay,ặpsongsinhchialykhichàođờitáingộsaunămvàláthưtìmmẹkết quả bóng đá ukraine Quế Thanh chờ đợi mẹ nói ra. Đó cũng là lúc câu chuyện ly kỳ được kể lại. Một hành trình với nhiều cảm xúc, hy vọng…

Cuộc chia ly của hai chị em song sinh bị mẹ bỏ rơi

Năm 1970, bà Nguyễn Thị Liên, khi đó 35 tuổi, khao khát có một đứa con sau nhiều năm hiếm muộn. Đến khi cấn bầu thì bà lại chẳng may sảy thai, phải nhập viện tại một bệnh viện ở Nha Trang (Khánh Hòa). Đó cũng là nơi bà Liên có cuộc gặp gỡ định mệnh với một người mẹ trẻ.

Người mẹ tên Phan (hoặc Phạm) Thị Đào, quê Vĩnh Long, cũng vừa sinh một cặp song sinh nữ do bác sĩ Luông đỡ đẻ. Trong cặp sinh đôi, cô chị nặng 3,2kg còn cô em chỉ nặng 1,8kg, sức khỏe yếu ớt.

Bà Liên bước tới hỏi thăm người phụ nữ trẻ cùng 2 đứa con sinh đôi non nớt. Đào kể cô năm nay mới chỉ 16 tuổi, cha 2 bé là người Hàn Quốc. Khi biết Đào có nguyện vọng bỏ con lại bệnh viện, bà Liên ngỏ lời nhận bé gái lớn về nuôi và người mẹ nhanh chóng đồng ý.

Hẹn về nhà lấy đồ nhưng khi quay lại bệnh viện, bà Liên ngỡ ngàng vì bé gái nặng 3,2kg đã được chuyển đến nơi khác, chỉ còn bé gái nặng 1,8kg ở viện. Tưởng như nhân duyên với cặp song sinh đã dừng lại, nhưng 1 tuần sau đến bệnh viện tái khám, bà Liên lại mủi lòng khi nhìn đứa bé còn lại nằm lọt thỏm trong chiếc khăn quấn tã, bơ vơ không ai nhận nuôi.

Bà móc tiền túi đưa cho Đào, khuyên cô về quê mua thêm thuốc bổ uống hồi phục sức khỏe rồi nói: "Cô đưa giấy chứng sinh của bé cho tôi, tôi đưa bé về làm phước. Nếu có duyên thì bé ở với tôi, còn nếu bé mất thì tôi chôn cất đàng hoàng".

Kể từ sau khi ẵm bé gái từ bệnh viện về, bà Liên mất liên lạc với Đào. Thời điểm ấy, bà cũng không biết rằng bé lớn trong cặp song sinh đã được chuyển tới Cô nhi viện Tin lành Nha Trang. Hai chị em sinh đôi thất lạc nhau từ đó…

Cuộc đoàn tụ định mệnh sau 30 năm

Khi trở về nhà, vợ chồng bà Liên đặt tên bé gái là Nguyễn Thị Hồng Lệ. Họ chăm sóc, yêu thương Lệ như con ruột. Sau nhiều lần chuyển nhà, giấy chứng sinh của Lệ bị thất lạc. Tin tức về mẹ ruột của Lệ cũng không ai biết tới.

Vợ chồng bà Liên sống tại Đồng Nai từ năm 1980. Mãi đến năm 1986, khi Lệ tròn 16 tuổi, bà Liên mới quyết định kể cho Lệ sự thật về mẹ ruột...

Trò chuyện với phóng viên Dân trí, bà Lệ (hiện 53 tuổi, sống tại Tân Uyên, Bình Dương) kể lại khoảnh khắc biết được sự thật về thân thế của mình: "Cha mẹ nuôi tôi ăn học nên người, cho tôi một tuổi thơ êm đẹp. Làng xóm, họ hàng cũng giấu, không ai nói cho tôi biết. Một ngày nọ, mẹ kể với tôi về người mẹ ruột tên Đào. Tôi bất ngờ lắm nhưng không suy nghĩ nhiều. Tôi chỉ nghĩ ba mẹ nuôi mới là người có công dưỡng dục, nuôi mình khôn lớn".

Cũng ngày hôm đó, bà Lệ mới biết đến sự tồn tại của người chị song sinh thất lạc.

"Mẹ Liên nói với tôi cuộc gặp tình cờ năm 1970 đó, mẹ muốn nhận chị gái tôi nhưng duyên số không được, người ta ẵm mất. Sau đó mẹ nhận nuôi tôi để làm phước, vì không nghĩ tôi sẽ sống được lâu. Nhưng cuối cùng tôi lại khỏe mạnh, có duyên làm con của ba mẹ. Mẹ Liên nói với tôi sự thật vì muốn sau này bà mất đi, nếu tôi đi đâu đó trong thế gian này mà gặp người giống y hệt mình thì đó chính là chị ruột tôi", bà Lệ cho biết.

Theo bà Lệ, mãi đến 14 năm sau, vào một ngày của tháng 4/2000, bà mới có tin tức về chị ruột từ một người bạn của gia đình mẹ nuôi. Người này làm nghề bỏ mối cà phê, thường chạy xe quanh các tuyến đường miền Tây.

Một ngày nọ, ông ghé cửa hàng trên đường quốc lộ ở Cái Bè (Tiền Giang) để mua đồ. Người phụ nữ bán hàng bước ra khiến ông giật mình, ngỡ đây là Lệ - con của bà Liên. Ông hỏi han nhưng cô gái dửng dưng nói: "Tôi tên Lan chứ không phải Lệ, anh nhầm người rồi".

Khi trở về Long Khánh (Đồng Nai), người đàn ông kể lại câu chuyện kỳ lạ này với mọi người và rồi tin tức đến tai bà Liên. 30 năm qua, nhiều đêm bà vẫn trằn trọc khi nghĩ đến đứa bé còn lại của cặp song sinh năm xưa, tự hỏi không biết đang lưu lạc nơi đâu. Khi nghe tin có người phụ nữ giống hệt Lệ, bà biết chắc chắn đây là chị gái thất lạc của con nuôi nên tức tốc bắt xe từ Đồng Nai đến Tiền Giang trong đêm để tìm gặp. 

"Tìm được chị hai, mẹ quay về nhà, dắt tôi lên gặp chị. Ngày gặp lại, người dân 2 bên đường đứng rất đông, nói rằng câu chuyện như trong phim truyền hình", bà Lệ hồi tưởng lại "ngày định mệnh".

Bà nói thêm: "30 năm chia ly mới được đoàn tụ, chị em tôi ôm nhau khóc như mưa. Chị tôi được đặt tên Trần Thị Lan, tình cờ sao mà tên chúng tôi lại nghe vần với nhau như vậy. Gặp được chị mới biết chúng tôi giống nhau y đúc. Bây giờ lớn tuổi rồi thì có nét khác nhưng nhìn ảnh ngày trước, không ai phân biệt được chị em tôi.

Lúc đó, tôi đã lập gia đình và có 2 đứa con trai, còn chị Lan cũng đã có đứa con gái đầu là cháu Quế Thanh. Nhiều năm không biết tung tích chị gái nên gặp được chị, tôi mừng mừng tủi tủi, hạnh phúc lắm. Sau khi gặp lại, chúng tôi giữ liên lạc, có dịp đi tới đi lui".

Cặp song sinh chia ly khi chào đời, tái ngộ sau 30 năm và lá thư tìm mẹ - 4

Hai chị em Lan - Lệ năm 2018 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Nỗi đau bị bỏ rơi

Ngược thời gian trở về thập niên 70 tại Nha Trang, nếu như Nguyễn Thị Hồng Lệ may mắn được ba mẹ nuôi cưu mang ngay từ khi vừa lọt lòng, thì chị gái song sinh lại có hành trình lận đận hơn.

Với bà Trần Thị Lan, những sự kiện diễn ra vào 53 năm trước rất mù mờ, được chắp vá dựa trên những thông tin ít ỏi. Đến hôm nay, bà vẫn không biết mẹ ruột đã bỏ rơi mình như thế nào, ai là người đã đưa bà về cô nhi viện nuôi dưỡng...

Cặp song sinh chia ly khi chào đời, tái ngộ sau 30 năm và lá thư tìm mẹ - 5

Bà Trần Thị Lan năm 1992, khi tròn 22 tuổi (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Quế Thanh (28 tuổi, TPHCM) - con gái bà Lan - kể lại, mẹ cô sống tại Cô nhi viện Tin lành Nha Trang trong khoảng từ năm 1971 đến 1975. Thời điểm đó, nơi đây cưu mang, thu nhận nhiều trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.

Mẹ cô thường kể lại, lúc nhỏ, bà thường thấy bóng dáng các sơ mặc đồ đen bế bồng, chăm sóc. Thi thoảng, sơ nói với bà và những đứa trẻ là "đi tắm rửa, ăn mặc sạch đẹp để chờ ba mẹ nuôi đến nhận". Nhưng bà Lan chờ suốt nhiều năm vẫn không có ai đón về.

Năm 1976, bà Lan được chuyển đến Cô nhi viện Mỹ Tho (Tiền Giang). Một ngày, người đàn ông tên Trần Văn Tám ghé thăm cô nhi viện. Gặp đứa bé gái 6 tuổi gầy gò, ông và vợ quyết định đưa về Cái Bè (Tiền Giang) chăm sóc. Bà Lan được làm giấy tờ theo họ Trần của cha nuôi.

Hoàn cảnh cha mẹ nuôi khó khăn nên bà Lan cũng trải qua những tháng ngày tuổi thơ cơ cực. Năm bà lên 7 tuổi, để đến trường, người cha nuôi phải chèo xuống đưa bà đi học. Tuy nhiên, bà phát bệnh động kinh và thường xuyên bị rơi xuống sông. Mỗi lần như vậy, ông Tám phải nhảy xuống cứu. Nỗi sợ sông nước khiến bà nghỉ học, đến nay vẫn mù mờ mặt chữ.

Nhà nghèo, bà Lan đi làm mướn từ nhỏ. Năm 13 tuổi, bà làm thuê cho trại mộc của gia đình ông Trương Văn Cầm và bà Phạm Thị Bống tại một vùng gần thị trấn Cái Bè. Thấy bà Lan tháo vát, thật thà, vợ chồng ông Cầm nhận làm con nuôi, dạy bà làm gỗ, buôn bán, trồng cây cùng 3 người con nuôi khác... Khi bà Lan đến tuổi lập gia đình, ông Cầm tìm mối làm mai, gả chồng cho con gái.

Cặp song sinh chia ly khi chào đời, tái ngộ sau 30 năm và lá thư tìm mẹ - 6

Gia đình bà Lan dịp Tết 2023 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Ở tuổi 53 tuổi, bà Lan đã có cuộc sống đủ đầy hơn trước. Vợ chồng bà sinh được 2 người con, mở quán cà phê, kinh doanh trại hòm tại Cái Bè. Mặc dù vậy, nhớ lại tuổi thơ sống cùng 2 gia đình, có 2 cha mẹ nuôi, bà Lan vẫn có những nỗi đau, ám ảnh về việc bị mẹ ruột bỏ rơi từ nhỏ. 

Quế Thanh chia sẻ: "Sau khi mẹ tôi đoàn tụ cùng dì Ba (bà Nguyễn Thị Hồng Lệ - PV), dì nhiều lần nhắc chuyện tìm mẹ ruột nhưng mẹ tôi vẫn không chấp nhận. Hơn 20 năm qua, có ai gợi lại việc bị bỏ rơi là mẹ khóc. Bà chưa tha thứ được cho người mẹ ruột đã bỏ lại 2 người con từ khi lọt lòng".

Chia sẻ thêm với phóng viên Dân trí, bà Lệ nói: "Chị Hai vất vả từ nhỏ, nhiều lúc chị ấm ức trách cha mẹ ruột bỏ rơi khiến cuộc sống chị cơ cực. Nếu như được sống cùng cha mẹ ruột, tôi nghĩ kể cả cực khổ đến đâu thì chị cũng không mang suy nghĩ oán trách đó".

Cặp song sinh chia ly khi chào đời, tái ngộ sau 30 năm và lá thư tìm mẹ - 7

Bà Lệ và chồng có 3 người con, 2 trai 1 gái (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Lá thư muộn màng và niềm hy vọng gặp lại mẹ ruột

Mãi đến một ngày đầu tháng 5, lần đầu tiên sau hàng chục năm sống với nỗi đau bị bỏ rơi, bà Trần Thị Lan quyết định cùng em gái tìm mẹ ruột. Ở tuổi 53, khi 2 cha mẹ nuôi đều đã qua đời, một phần nào đó trong tâm trí thôi thúc bà Lan phải tìm lại nguồn cội.

Vì không biết chữ, bà Lan nhờ con gái Quế Thanh viết một bức thư đăng lên mạng xã hội. Hơn một tháng nay, Thanh nộp hồ sơ đến chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, lần theo những thông tin mỏng manh về các bệnh viện và cô nhi viện tại Nha Trang nhưng vẫn chưa có manh mối...

Ở Bình Dương, bà Nguyễn Thị Hồng Lệ cũng mong ngóng tin tức, chờ một phép màu có thể gặp lại mẹ. Bà Lệ nói đã dành dụm được 10 triệu đồng, để gửi cảm tạ cho ai tìm được người mẹ thất lạc 53 năm qua của hai chị em.

"Tôi nhiều lần nói với chị Hai là chị ơi, hay là mình bỏ qua cho mẹ đi. Ngày đó mẹ sinh hai chị em mới 16 tuổi, còn khờ lắm. Mẹ ở tận Vĩnh Long ra đến Nha Trang sinh con, không có chồng, bơ vơ nơi đất khách, làm sao nuôi nổi cặp song sinh. Chị em tôi sống đến tuổi này, có gia đình rồi con cái lớn rồi, mới hiểu cho hoàn cảnh của mẹ. Không một người mẹ nào muốn bỏ con mình hết", bà Lệ tâm sự.

Bà cũng chia sẻ thêm: "Giấy chứng sinh ngày đó mẹ ruột đưa cho mẹ nuôi tôi đã thất lạc. Manh mối lớn nhất mà cha mẹ nuôi tôi kể lại, đó là bác sĩ đỡ đẻ ngày xưa cho mẹ tôi tên là Luông. Không biết bây giờ bác sĩ còn sống hay không. Nếu tìm lại được bệnh viện năm xưa, tìm lại trích lục hồ sơ trẻ sơ sinh thì có thể có thêm thông tin về mẹ. Bây giờ chúng tôi chỉ biết mẹ tên Đào, họ Phan hoặc Phạm, quê ở Vĩnh Long. Sau khi được mẹ nuôi tôi cho tiền, có lẽ mẹ đã về quê sinh sống".

"Chị em tôi đã hơn 50 tuổi, thời gian không còn bao lâu nữa. Chúng tôi chỉ muốn biết cội nguồn mình ở đâu. Chúng tôi muốn biết về cuộc sống của mẹ, mẹ còn sống hay đã khuất. Nếu mẹ còn sống, có cuộc sống đầy đủ thế nào đi chăng nữa, chúng tôi cũng không làm phiền", bà Lệ nói.

Bức thư của hai con gái song sinh tìm mẹ:

"Thưa má,

Tụi con là Lan và Lệ, là hai đứa con song sinh của má đây. Lá thư này, tụi con muốn bày tỏ chuyện tụi con muốn tìm má. Tại sao hồi trước tụi con không tìm? Tụi con xin trả lời là vì, tới ngày hôm nay, sau 50 năm, tụi con mới có thể tha thứ được cho ba với má vì đã bỏ rơi tụi con lúc mới chào đời.

Nếu mà ông trời không cho tụi con gặp má trong kiếp này, tụi con cũng mong má với ba, nếu có một lần nhớ tới tụi con, hãy an lòng.

Bây giờ, hai chị em con, ai cũng một gia đình riêng hạnh phúc rồi. Bây giờ, tụi con đã 53 tuổi rồi, có cháu ngoại, cháu nội luôn rồi, xin lỗi má tại tới bây giờ, tụi con mới nói được mấy lời này.

Cuối thư, kính mong má với ba nhiều sức khỏe và bình an dù có đang ở đâu đi nữa.

Lan và Lệ kính thư".

Theo Dân Trí

Cuộc đoàn tụ xúc động của hai mẹ con thất lạc nhau hơn nửa đời ngườiCuộc đoàn tụ muộn màng của hai mẹ con thất lạc nhau 59 năm trước đã thoả lòng ước nguyện của người mẹ già 90 tuổi. Họ cuối cùng đã gặp lại nhau, ôm chặt lấy nhau hạnh phúc.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/291b299250.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Thanh toán hóa đơn của 80 nhà cung cấp với M

Khát vọng khẳng định trí tuệ Việt tại ‘đấu trường’ Tin học lớn nhất thế giới

Bắc Giang triển khai hàng loạt giải pháp bảo vệ trẻ em trên mạng

Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn

Cơn sốt cổ phiếu xe điện

Đã tích hợp, cung cấp 3.200 dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Xu hướng khác biệt của người Việt khi sắm đồ cũ trên mạng

友情链接