【psg đội hình ra sân】Huy động nguồn thu từ bất động sản để phục hồi kinh tế

 人参与 | 时间:2025-01-24 23:52:40

Đấu giá nhà đất

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh (HCM) cho biết,độngnguồnthutừbấtđộngsảnđểphụchồikinhtếpsg đội hình ra sân thành phố đã đề ra 5 nhóm giải pháp để tăng thu ngân sách hợp lý và chăm lo, nuôi dưỡng nguồn thu bền vững. Để bổ sung cân đối ngân sách 2021, TP. HCM dự kiến khai thác nguồn thu từ đất; tăng biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ với các khoản tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp và khoản thu liên quan về đất.

Huy động nguồn thu từ bất động sản để phục hồi kinh tế
Tại TP. HCM có hàng trăm dự án nhà ở thương mại chưa hể thu được các khoản thuế vì còn vướng mắc hoặc chậm triển khai thực hiện thủ tục.

Giám đốc Sở Tài chính TP. HCM Phạm Thị Hồng Hà cho biết, thành phố còn 13 dự án có thể giao đất thu tiền sử dụng đất trong năm 2021. Ngoài ra, còn 4 khu đất có thể bán đấu giá. Ước tính, ngân sách của TP. HCM có thể thu được 21.000 tỷ đồng từ nguồn thu này. Bà Hà cũng cho biết, hiện nay còn trên 400 nhà công, đất công do các cơ quan đơn vị trên địa bàn TP. HCM đang quản lý. Trong đó, qua rà soát, thành phố còn hơn 70 địa chỉ nhà đất có thể bán đấu giá quyền sử dụng đất. Vì vậy, Giám đốc Sở Tài chính đề nghị các địa phương rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đấu giá để nhanh chóng tăng nguồn thu để phát triển và phục hồi kinh tế.

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP. HCM, hiện lượng hồ sơ mua bán tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thành phố khá lớn. Từ nay đến cuối năm 2021 có trên 95.000 hồ sơ cần giải quyết và ước thu khoảng 3.000 tỷ đồng tiền thuế từ hoạt động mua bán này. Liên quan đến đấu giá nhà đất, ông Thắng cho biết, đối với quỹ nhà 3.790 căn, HĐND TP. HCM đã thông qua mức giá 14.738 tỷ đồng và dự kiến tháng 12/2021 thành phố sẽ tiến hành bán đấu giá. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên - Môi trường cũng đang rà soát lại 28 dự án, dự kiến thu khoảng 16.500 tỷ đồng. Ngoài ra, hiện thành phố có 4 lô đất bán đấu giá đã được duyệt với giá khởi điểm là 5.300 tỷ đồng.

Khai thông nguồn thu từ bất động sản

Ngoài các giải pháp như xin phát hành trái phiếu đô thị và xin tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách, theo TS.Trần Du Lịch - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP. HCM, thành phố cần rà soát lại quỹ đất công dôi dư để đấu giá tạo nguồn thu phát triển và phục hồi kinh tế. Đồng thời, thành phố cần tập trung tháo gỡ những vướng mắc đối với hàng trăm dự án bất động sản (BĐS) để khai thông mạnh mẽ thị trường này và đó cũng là cách để tăng thu ngân sách để phục hồi kinh tế sớm nhất.

Tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết, trong hai tháng cuối năm 2021, TP. HCM sẽ đấu giá 3.970 căn hộ và 8 lô đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm để thực hiện kết luận của trung ương và hoàn trả khoản tạm ứng.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) cho rằng, nguồn thu trong lĩnh vực BĐS còn rất nhiều, tuy nhiên muốn khai thác được nguồn thu này phải nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc về chính sách cũng như khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải quyết những tồn đọng. Cụ thể, theo ông, cần khẩn trương giải quyết công tác tính tiền sử dụng đất các dự án nhà ở thương mại đã xây dựng xong, nhưng chưa nộp hoặc đã tạm nộp tiền sử dụng đất, trong đó có dự án đã bàn giao nhà cho khách hàng.

Trong năm 2020, Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết đã cấp “sổ đỏ” cho 11.114 căn hộ và hiện vẫn còn khoảng 20.000 căn chưa được cấp.“Nếu khẩn trương giải quyết hồ sơ nộp tiền sử dụng đất của mấy chục dự án nhà ở thương mại thì ngân sách nhà nước của thành phố sẽ có thể thu được hàng nghìn tỷ đồng” - ông Châu tính toán.

Đồng thời, ông Châu đưa ra ví dụ: Với 63 dự án nhà ở thương mại, tiền sử dụng đất bình quân mỗi dự án 100 tỷ đồng thì số tiền nộp vào ngân sách thành phố sẽ khoảng 6.300 tỷ đồng. Sau khi chủ đầu tư nộp tiền sử dụng đất, khách hàng sẽ được cấp “sổ đỏ”, nếu mỗi căn hộ có giá bình quân 3,5 - 5 tỷ đồng và nếu có 10.000 căn được mua bán, chuyển nhượng thì thành phố thu 2% thuế thu nhập cá nhân, ước được khoảng 700 - 1.000 tỷ đồng; nếu kinh doanh cho thuê thì còn phải nộp thuế kinh doanh nhà cho ngân sách thành phố…

Ông Châu cho rằng, việc đẩy nhanh công tác tính tiền sử dụng đất các dự án nhà ở thương mại mới sẽ có thêm nguồn thu rất lớn cho ngân sách thành phố. Ông cho biết, hiện nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đã xây dựng xong hạ tầng và phần móng của nhà chung cư đủ các điều kiện được huy động vốn, bán nhà ở hình thành trong tương lai cho khách hàng, nên các chủ đầu tư rất mong mỏi được thành phố phê duyệt tiền sử dụng đất để sớm hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước để được huy động vốn. Đơn cử, chỉ một dự án khu nhà ở cao tầng quy mô lớn của Công ty P. tại phường Phú Thuận (quận 7) số tiền sử dụng đất đã lên đến khoảng 1.500 tỷ đồng. Chủ đầu tư đã nhận đặt cọc giữ chỗ của khách hàng, nhưng chưa thể ký kết hợp đồng mua bán nhà, vì cho đến nay thành phố vẫn chưa phê duyệt tiền sử dụng đất dự án,

Theo ông Châu, hiện vẫn còn các vướng mắc về quy trình thủ tục, công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại. Hiện nay, thành phố có khoảng 173 dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất, nhưng chưa được công nhận chủ đầu tư. Tạm tính mỗi dự án có vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng thì tổng mức đầu tư lên đến 173.000 tỷ đồng. Nếu sớm được triển khai thực hiện, Nhà nước sẽ thu được 17.300 tỷ đồng thuế GTGT (10%). Nếu các dự án này đạt lợi nhuận 20% tương đương 34.600 tỷ đồng thì Nhà nước sẽ thu thuế thu nhập doanh nghiệp 20% là 6.920 tỷ đồng. Ngoài ra, Nhà nước còn thu thêm thuế chuyển nhượng, kinh doanh BĐS dịch vụ, thương mại khác. Trên thực tế, có những dự án khu đô thị mới quy mô lớn tại quận 1, quận Bình Thạnh, TP. Thủ Đức, huyện Cần Giờ có tổng mức đầu tư lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn tỷ đồng thì thành phố còn có thêm các nguồn thu ngân sách rất lớn. Vì vậy, khi tháo gỡ các vướng mắc về quy trình thủ tục, công nhận chủ đầu tư để triển khai thực hiện dự án thì sẽ tạo được nguồn thu rất lớn cho ngân sách nhà nước.

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển

Tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ TP. HCM diễn ra giữa tháng 10 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Thị Thắng cho biết, trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố sẽ sử dụng nguồn vốn đầu tư công cùng với vốn huy động từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Số vốn bổ sung từ các nguồn huy động khác dự kiến sẽ ưu tiên bố trí cho các dự án thuộc 4 chương trình phát triển TP. HCM, gồm 203 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 122 nghìn tỷ đồng; các dự án theo đề xuất của quận huyện, TP.Thủ Đức; các dự án an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội...

Dự kiến, trong giai đoạn 2021 - 2025, TP. HCM sẽ kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) các dự án trọng điểm như xây dựng cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, đường trên cao - tuyến số 1, cụm cảng trung chuyển ICD… đồng thời thu hút vốn đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực hỗ trợ phục hồi kinh tế. Cụ thể, TP. HCM thực hiện kêu gọi đầu tư danh mục gồm 293 dự án thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế, chỉnh trang đô thị và xây dựng nhà ở, tái định cư, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường và xử lý rác…, với tổng vốn đầu tư hơn 836 nghìn tỷ đồng để giảm áp lực cân đối ngân sách.

顶: 325踩: 31