Empire777Empire777

【ty.le.keo.bong.da】Thị trường chứng khoán vẫn có nhiều thuận lợi về dài hạn

Thị trường có thể điều chỉnh lên xuống,ịtrườngchứngkhoánvẫncónhiềuthuậnlợivềdàihạty.le.keo.bong.da nhưng vẫn có nền tảng bền vững nhờ kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định, thị trường tiền tệ tích cực và phần lớn doanh nghiệp niêm yết có tăng trưởng lợi nhuận cao. Đây là chia sẻ của ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN.

son

Ông Phạm Hồng Sơn

* PV: Thưa ông, TTCK sau một thời gian dài tăng trưởng mạnh mẽ đã giảm điểm khá mạnh, đặc biệt là chỉ số Vn-Index giảm sâu dưới mốc 1.000 điểm. Ông nhìn nhận thế nào về tình hình thị trường thời gian gần đây?

- Ông Phạm Hồng Sơn:Sau khi tăng mạnh trong quý I/2018, VN-Index đạt mức cao nhất 1.204 điểm vào ngày 9/4/2018, nhưng sang nửa cuối tháng 4 TTCK có đợt điều chỉnh giảm đáng kể và lại có xu hướng hồi phục nhẹ trong nửa đầu tháng 5. Tuy nhiên từ giữa tháng 5 đến nay, thị trường có xu hướng điều chỉnh với những phiên tăng giảm mạnh đan xen. Tính từ thời điểm đạt đỉnh cao nhất lịch sử (ngày 9/4), VN-Index tại ngày 28/5 đã giảm hơn 22,6% về 931,75 điểm.

Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) bán ròng khá mạnh trong tháng 5, trong đó có một số phiên bán ròng mạnh như phiên ngày 21/5 (436 tỷ đồng), ngày 22/5 (596 tỷ đồng) và ngày 23/5 (747 tỷ đồng). Các cổ phiếu bị bán ròng mạnh chủ yếu tập trung vào nhóm VN30 thuộc ngành bất động sản, ngân hàng là những ngành đã tăng giá mạnh từ cuối năm 2017 và quý I/2018. Tuy nhiên dòng vốn nước ngoài vẫn tiếp tục vào ròng ở mức độ tương đối cao, đạt 615 triệu USD trong tháng 4 và 450 triệu USD trong nửa đầu tháng 5/2018, chứng tỏ NĐTNN vẫn kỳ vọng ở sự tăng trưởng của thị trường và sẵn sàng giải ngân ở thời điểm thích hợp.

* PV: Vậy tại sao thị trường lại điều chỉnh mạnh như thế, thưa ông?

- Ông Phạm Hồng Sơn:Quan sát tại nhiều thị trường, việc TTCK Việt Nam giảm điểm cũng nằm trong xu thế chung của nhiều thị trường trên toàn cầu. Việc thị trường giảm điểm mạnh trong thời gian vừa qua có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Đầu tiên phải kể đến là sự tác động tiêu cực từ tình hình kinh tế, chính trị thế giới. Theo đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có giảm song chưa xóa bỏ, nên lo ngại vẫn còn. Cùng với đó, TTCK châu Á và châu Âu đã phản ứng thiếu tích cực và thận trọng khi các động thái liên quan tới Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều chưa hết bất định.

Một nguyên nhân quan trọng khác là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất trong tháng 6 và khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng tăng lãi suất sớm hơn dự kiến. Lợi tức trái phiếu của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất 5 năm, chạm ngưỡng 3,06% vào ngày 22/5/2018. Việc tăng lãi suất làm chi phí vốn tăng và chắc chắn sẽ tác động tới quyết định của các NĐTNN tại các thị trường cận biên và mới nổi.

Cùng với đó, NĐTNN bắt đầu có xu hướng rút tiền khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có khu vực Đông Nam Á. Trong tháng 5 (tính đến ngày 18/5) các NĐTNN tiếp tục bán ròng mạnh trên các TTCK trong khu vực, với tổng giá trị bán ròng là 4.050,8 triệu USD.

Còn với tình hình trong nước, TTCK Việt Nam đã tăng mạnh trong một thời gian dài. VN-Index năm 2017 tăng 48% và tăng tiếp 17% trong quý I/2018 nên các NĐT đều có tâm lý chốt lời. Tâm lý đó diễn ra đúng vào thời điểm TTCK thế giới điều chỉnh giảm nên tác động cộng hưởng càng lớn.

Do vậy, cả NĐTNN và trong nước thời gian gần đây đều có xu hướng chốt lời đối với các cổ phiếu đã có mức tăng giá mạnh từ đầu năm, dè dặt trong giải ngân mới mà chờ đợi cơ hội thích hợp để tiếp tục đầu tư.

Ngoài ra, trong quý I vừa qua, cung hàng hóa gia tăng mạnh do việc đấu giá cổ phần hóa của nhiều tổng công ty, tập đoàn lớn cũng được coi là một trong những nguyên nhân khiến NĐT cơ cấu lại danh mục trên sàn để dành vốn tham gia các đợt mua cổ phiếu này.

* PV: Thị trường giảm điểm, đi kèm với đó là mặt bằng giá cổ phiếu đã giảm về một mức hấp dẫn. Vậy ông đánh giá thế nào về triển vọng TTCK thời gian tới?

- Ông Phạm Hồng Sơn:Trong ngắn hạn, thị trường có thể vẫn chịu áp lực lớn từ diễn biến của các vấn đề kinh tế, chính trị thế giới, nên nhiều khả năng thị trường vẫn còn có diễn biến tăng giảm đan xen, khi tâm lý NĐT khá thận trọng trong giải ngân. Tuy nhiên, với diễn biến hiện tại và phân tích các yếu tố vĩ mô, thị trường khó có khả năng giảm sâu hơn nữa.

Nhìn chung, hiện tại giá của các cổ phiếu trong rổ VN30 đều đã thấp hơn so với thời điểm đầu năm 2018, giá nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn đã về mức “đáy” trong vòng hơn một năm qua. Chỉ số P/E cũng đã về mức dưới 17 lần nên thị trường lại trở nên hấp dẫn. Nhiều NĐT sẽ đánh giá đây là cơ hội để đầu tư.

Bên cạnh đó, dòng vốn của NĐTNN tiếp tục xu hướng vào ròng ở mức độ tương đối cao, đạt 615 triệu USD trong tháng 4 và 450 triệu USD trong nửa đầu tháng 5/2018. Giá trị vốn gián tiếp vào ròng từ đầu năm đến 22/5 là 2,34 tỷ USD, bằng 80% so với vốn vào ròng cả năm 2017. Khi thị trường xuống đến mức hợp lý thì rất nhiều khả năng NĐTNN sẽ giải ngân.

Về dài hạn, chúng tôi cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn còn có nhiều cơ hội diễn biến thuận lợi trong thời gian tới, vì các nguyên nhân sau: Kinh tế vĩ mô tăng trưởng tốt; thị trường tài chính – tiền tệ, ngoại hối ổn định, mặt bằng lãi suất cho vay có xu hướng giảm; khối ngoại chưa có dấu hiệu rút vốn khỏi Việt Nam; tình hình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết vẫn ổn định.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Duy Thái (thực hiện)

赞(62955)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【ty.le.keo.bong.da】Thị trường chứng khoán vẫn có nhiều thuận lợi về dài hạn