Trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN,ếthunhậpcánhânđảmbảocôngbằngtrongđiềutiếtthunhậcông ty bảo vệ hnk ông Trương Bá Tuấn - Phó Viện trưởng Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), khẳng định những nội dung của chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành đã từng bước tiệm cận và phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập với ý nghĩa người có thu nhập từ mức trên trung bình trở lên sẽ nộp thuế TNCN và thu nhập cao phải nộp thuế nhiều hơn.
* PV: Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) của thuế TNCN. Bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình, có ý kiến cho rằng mức giảm trừ là chưa phù hợp. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?
- Ông Trương Bá Tuấn:Trước hết, phải khẳng định rằng, việc điều chỉnh mức GTGC lần này thực hiện theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN số 26/2012/QH13, đó là căn cứ sự biến động của chỉ số giá cả (CPI) từ thời điểm Luật số 26/2012/QH13 có hiệu lực thi hành để điều chỉnh mức GTGC phù hợp với sự biến động của CPI. Như vậy, việc Bộ Tài chính dựa vào biến động của chỉ số CPI tính từ thời điểm 1/7/2013 đến hết năm 2019 để xác định các mức GTGC mới là có căn cứ và hoàn toàn phù hợp, đảm bảo thực hiện đúng, kịp thời quy định của Luật số 26/2012/QH13. Với đề xuất mới, mức GTGC cho người nộp thuế tăng từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng/người/tháng, tương đương với mức tăng của chỉ số CPI trong giai đoạn này là 23,2%.
Về ý kiến xung quanh mức GTGC bao nhiêu là hợp lý, đúng là có nhiều ý kiến về vấn đề này. Đây cũng không là vấn đề riêng của Việt Nam mà cũng xảy ra ở nhiều nước trong mỗi lần điều chỉnh về mức GTGC. Với đề xuất của Bộ Tài chính, tôi cho rằng mức điều chỉnh này là phù hợp với điều kiện hiện nay, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế. Với mức giảm trừ mới, các mốc thu nhập chưa phải nộp thuế sẽ nâng lên là 11 triệu đồng/tháng (không có người phụ thuộc); 15,4 triệu đồng/tháng (có 1 người phụ thuộc) và 19,8 triệu đồng/tháng (có 2 người phụ thuộc).
Ông Trương Bá Tuấn |
Theo đó, một bộ phận lớn những người đang nộp thuế TNCN ở bậc 1 sẽ chuyển sang diện không phải nộp thuế. Những đối tượng này đang chiếm 44% số người nộp thuế TNCN. Đối với những người có thu nhập 20 triệu đồng/tháng nếu có hai người phụ thuộc thì số thuế TNCN phải nộp hàng tháng chiếm khoảng 0,05% thu nhập (10 nghìn đồng/tháng); những người có thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng có người phụ thuộc sẽ không phải nộp thuế. Hay nói cách khác, những người có thu nhập thấp hơn sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ đề xuất điều chỉnh mức GTGC lần này.
Ngoài ra, tôi nghĩ rằng cũng cần phải hiểu rõ về bản chất của GTGC. Đây là khoản tiền được trừ khỏi thu nhập chịu thuế của người nộp thuế, chỉ có phần thu nhập vượt trên mức GTGC mới bắt đầu phải chịu thuế TNCN với mức thuế suất khởi điểm của biểu thuế là 5%. Mức GTGC cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế TNCN là mức chung, không phân biệt người có thu nhập cao hay thấp, với nhu cầu tiêu dùng trên thực tế có khác nhau. Ngoài ra, việc đề xuất nâng mức GTGT lên 11 triệu đồng/tháng không có nghĩa cá nhân người nộp thuế chỉ chi tiêu trong khoảng 11 triệu đồng/tháng, mà như đã nói ở trên đây chỉ là mức được trừ trước khi tính thuế TNCN.
* PV: Là người làm công tác nghiên cứu, ông có thể cho biết pháp luật về thuế TNCN ở một số nước có gì khác so với Việt Nam?
- Ông Trương Bá Tuấn:Theo thông lệ các nước, mức GTGC thường được áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Tuy nhiên, phương thức quy định về mức GTGC cho người nộp thuế cũng rất khác nhau giữa các quốc gia. Quy mô của các khoản giảm trừ được các nước thiết kế dựa vào quan điểm của từng nước trong xây dựng chính sách thuế TNCN và thường không dựa vào một tiêu chí hay công thức cụ thể nào.
Tuy nhiên, ở hầu hết các nước, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển, mức GTGC cho người nộp thuế thường thấp hơn so với GDP bình quân đầu người. Cụ thể, mức giảm trừ cho người nộp thuế so với GDP bình quân đầu người hiện nay ở Trung Quốc chỉ bằng 85% hay ở Indonesia là 90%. Ở các nước phát triển như ở Anh hay Hoa Kỳ, tỷ lệ này còn thấp hơn đáng kể.
Ở Việt Nam, như đã đề cập ở trên, nếu mức GTGC được điều chỉnh lên mức 11 triệu đồng/tháng thì tỷ lệ này xấp xỉ 200% GDP bình quân đầu người năm 2019.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh mức GTGC của các nước, bao gồm cách thức và tần suất điều chỉnh, cũng rất khác nhau. Đối với các nước đang phát triển, tần suất điều chỉnh các khoản GTGC ít thường xuyên hơn so với các nước phát triển, ví dụ như Trung Quốc trong giai đoạn 2011 - 2019 cũng chỉ một lần điều chỉnh mức GTGC. Ở một số nước phát triển, do thuế TNCN là một sắc thuế rất quan trọng trong hệ thống thuế nên tần suất điều chỉnh có thể ngắn hơn.
* PV: Chính sách thuế quan trọng nhất là đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập. Trong thời gian tới, theo ông, chính sách về thuế TNCN của Việt Nam có cần phải được điều chỉnh hay không?
- Ông Trương Bá Tuấn:Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đến nay những nội dung của chính sách thuế TNCN hiện hành của Việt Nam về cơ bản đã từng bước tiệm cận và phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập với ý nghĩa người có thu nhập từ mức trên trung bình trở lên sẽ nộp thuế TNCN và thu nhập cao phải nộp thuế nhiều hơn. Việc thực hiện chính sách thuế TNCN cũng đã có những đóng góp quan trọng trong việc cơ cấu lại thu NSNN theo hướng bền vững hơn, tạo điều kiện cho Nhà nước có thể động viên được hợp lý thu nhập của một bộ phận người nộp thuế để bổ sung nhu cầu nguồn lực cho các nhiệm vụ chi ngân sách về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, nhiều hoạt động kinh tế mới, “mô hình kinh doanh mới” liên tục xuất hiện, trong thời gian tới, cũng cần phải có kế hoạch nghiên cứu tổng kết, đánh giá Luật Thuế TNCN, từ đó báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TNCN vào thời điểm thích hợp, đảm bảo sự đồng bộ với quá trình cải cách tổng thể hệ thống chính sách thuế cũng như sự ổn định của chính sách.
Việc nghiên cứu và hoạch định các chính sách tài chính - ngân sách nói chung, chính sách thuế nói riêng cần xét trên nhiều khía cạnh để đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu khác nhau, nhưng tất cả đều phải vì sự phát triển chung của xã hội, đảm bảo hài hòa của lợi ích của người nộp thuế và Nhà nước.
* PV: Xin cảm ơn ông!
“Hiện nay, Bộ Tài chính đang tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả triển khai chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, trên cơ sở đó, nghiên cứu xây dựng một chiến lược mới cho giai đoạn 2021 - 2030 gắn với việc thể chế hóa các chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân sách cho giai đoạn 5 năm và 10 năm tới. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng cho việc nghiên cứu, xem xét việc sửa đổi các luật thuế liên quan, trong đó có chính sách thuế TNCN” - ông Trương Bá Tuấn cho biết. |
Minh Anh (thực hiện)