Nhiều cuộc thám hiểm bằng vệ tinh và robot tới sao Hỏa đã ghi lại những hình ảnh cho thấy trước đây có nhiều thung lũng,áthiệnmớiSaoHỏakhôngcócơhộichosựsốnhận định real salt lake sông, lòng hồ và kênh lũ hoạt động trên Hành tinh Đỏ. Nhưng ngày nay, sao Hỏa đang trở nên khô cằn và nếu một nghiên cứu mới là chính xác, thì kích thước của chính hành tinh này có thể là nguyên nhân gây ra sự khô cằn đó.
Theo Phó Giáo sư về Khoa học Trái đất và Hành tinh Kun Wang của Đại học Washington (Mỹ) cho biết, số phận của sao Hỏa đã được quyết định ngay từ đầu. Có thể có một ngưỡng yêu cầu về kích thước của các hành tinh để giữ đủ lượng nước nhằm có thể giúp tồn tại sự sống.
Phát hiện mới: Sao Hỏa không có cơ hội cho sự sống |
Nghiên cứu mới này đã kiểm tra các đồng vị ổn định của kali trong các thiên thạch khác nhau, đây được xem là chất có liên quan đến lượng nước có mặt trên các hành tinh.
Bằng cách phân tích thành phần của Trái đất cùng với các thiên thạch từ sao Hỏa, mặt trăng và tiểu hành tinh 4-Vesta, các tác giả của nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa kích thước của một hành tinh và sự phong phú của đồng vị kali.
Ngoài ra, 20 thiên thạch trên sao Hỏa, từ 200 triệu năm tuổi đến 4 tỷ năm tuổi cũng đã tiết lộ rằng, sao Hỏa có tốc độ bay hơi nhanh hơn nhiều so với Trái đất trong một tỷ năm đầu tiên hình thành.
Đồng tác giả nghiên cứu Katharina Lodders, một Giáo sư về Trái đất và Khoa học hành tinh tại Đại học Washington cũng đã phát hiện ra mối tương quan của các thành phần đồng vị kali với lực hấp dẫn của hành tinh là một khám phá mới mang ý nghĩa định lượng quan trọng.
Theo một số nghiên cứu, sao Hỏa khi mới hình thành sẽ rất giống với Trái đất, bao gồm một bầu khí quyển dày giống Trái đất và có nước đọng trên bề mặt của nó.
Tuy nhiên, vấn đề còn bao nhiêu nước ở trên sao Hỏa đang được tranh luận. Một số nghiên cứu cho rằng, sao Hỏa đã mất từ trường bảo vệ và sự tàn phá của gió mặt trời đã tước đi phần lớn bầu khí quyển của nó và làm bốc hơi tất cả lượng nước của nó khoảng một tỷ năm sau khi nó hình thành.
Nghiên cứu mới cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn về việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Mặc dù, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hàng nghìn hành tinh ngoài Trái đất, nhưng việc xác định xem hành tinh nào là ứng cử viên sáng giá cho sự sống là một thách thức.
Mặc dù, cả sao Kim và sao Hỏa đều tồn tại trong khu vực có thể sinh sống được của hệ mặt trời nhưng cả hai hành tinh này hiện đều không phù hợp cho sự sống.
Liên quan đến vấn đề này, đồng tác giả của nghiên cứu Klaus Mezger, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Không gian và Môi trường sống tại Đại học Bern, Thụy Sĩ cho biết: “Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng có một phạm vi kích thước rất hạn chế để các hành tinh chỉ có đủ nhưng không quá nhiều nước để phát triển một môi trường bề mặt có thể sinh sống được. Những kết quả này sẽ hướng dẫn các nhà thiên văn tìm kiếm các hành tinh khác có thể sinh sống được trong các hệ mặt trời khác”.
Nghiên cứu mới này có thể bổ sung một bộ lọc quan trọng khác về dữ liệu hành tinh ngoài hành tinh của chúng ta để giúp thu hẹp các hành tinh cần nghiên cứu, Phó Giáo sư Kun Wang nói.
“Kích thước của một hành tinh ngoài hệ mặt trời là một trong những thông số dễ xác định nhất. Dựa trên kích thước và khối lượng, giờ đây chúng ta biết liệu một hành tinh ngoài hệ mặt trời có phải là ứng cử viên cho sự sống hay không, bởi vì yếu tố quyết định đến khả năng lưu giữ nguồn nước là kích thước của nó”, ông Kun Wang cho biết thêm.
Phan Văn Hòa(theo Techradar)
Người ngoài hành tinh đã tấn công hủy diệt sao Hỏa?
Tàu thám hiểm sao Hỏa của NASA phát hiện được một lượng đáng kể đồng vị phóng xạ xenon 129 trên bề mặt hành tinh đỏ. Đây là bằng chứng cho thấy có thể người ngoài hành tinh đã tấn công Hỏa tinh bằng vũ khí hạt nhân.