当前位置:首页 > La liga

【xem bong dá trực tiếp】Đoàn công tác của Chính phủ thăm, làm việc tại tỉnh Hải Dương

Cơ cấu kinh tế Hải Dương đã chuyển dịch nhanh sang ngành công nghiệp,ĐoàncôngtáccủaChínhphủthămlàmviệctạitỉnhHảiDươxem bong dá trực tiếp dịch vụ Hải Dương: Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” Tỉnh Hải Dương: Đề xuất hỗ trợ triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại

Cụ thể, đoàn công tác của Chính phủ sẽ thăm và làm việc, dự Lễ công bố quyết định công nhận tỉnh Hải Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương; thăm và tặng quà Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, Công ty Ford Hải Dương.

Đoàn công tác của Chính phủ thăm, làm việc tại tỉnh Hải Dương
Một góc thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, trong không gian phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội và thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; tiếp giáp với 06 tỉnh thành phố.

Hải Dương hiện có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 09 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố; 235 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 178 xã, 47 phường và 10 thị trấn. Dân số của tỉnh là 1.892.254 người, đứng thứ 9 của cả nước và thứ 3 vùng Đồng bằng sông Hồng, sau TP. Hà Nội và TP. Hải Phòng.

Quy mô nền kinh tế của tỉnh năm 2022 đạt 169.179 tỷ đồng (xếp thứ 11/63 toàn quốc). Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ (năm 2021: Nông, lâm nghiệp và thủy sản là 9,5% - Công nghiệp, xây dựng là 62,5% - Dịch vụ là 28,1%; năm 2022 tương ứng là 8,7% - 62,4% - 28,9%).

Toàn tỉnh có 155.000 ha diện tích gieo trồng cây hàng năm; diện tích nuôi trồng thủy sản 11.200 ha. Trên địa bàn tỉnh có 11 khu công nghiệp đang vận hành, với tổng diện tích khoảng 1.470 ha, tỷ lệ lấp đầy trên 85%; có 06 khu công nghiệp đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng với tổng diện tích 1.135 ha.

Trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh đến nay, Hải Dương không ngừng nỗ lực phát huy truyền thống của quê hương và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu vươn lên trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu cả nước.

Nằm trong sự nghiệp đổi mới phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hải Dương giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện.

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, bộ mặt nông thôn đã có những khởi sắc rõ rệt, hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, kinh tế nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn.

Vai trò chủ thể của người dân nông dân ngày càng được thể hiện rõ, phát triển các thiết chế hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt, văn hóa, xã hội khu vực nông thôn, đáp ứng một cách căn bản cho đời sống hiện nay và làm nền tảng phát triển trong thời gian tới.

Cụ thể, đối với cấp xã, hiện xã đã đạt chuẩn nông thôn mới: 178/178 xã (đạt 100%); xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 43/178 xã (đạt 24,2%); xã đã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: 4/178 xã (đạt 2,2%).

Đối với cấp huyện, có 12/12 huyện, thành phố, thị xã đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020 (đạt 100%).

Đối với tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hải Dương đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.

Trong thời gian qua, Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương luôn được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, sát sao của các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương; của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân; sự phối hợp của các cấp, các ngành, các địa phương và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của nhân dân trong tỉnh. Các mục tiêu cơ bản và nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng nông thôn mới đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp trong các nhiệm kỳ vừa qua.

Cùng với đó, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến địa phương (tỉnh, huyện, xã, thôn) đã nhận thức rõ tầm quan trọng của Chương trình nên đã quan tâm, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện, đã coi xây dựng nông thôn mới là giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Các mục tiêu cơ bản và nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng nông thôn mới đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; các cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức hội, đoàn thể đã tổ chức cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết, xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.

Đồng thời, chỉ đạo, tổ chức triển khai sâu rộng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” tới các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân.

分享到: