【bóng 8888】Vì sao phải tái cơ cấu DN bảo hiểm?

 人参与 | 时间:2025-01-10 11:21:36

vi sao phai tai co cau dn bao hiem

DNBH mất khả năng thanh toán sẽ bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. (Ảnh: Minh họa)

Thành công nhưng không phải tất cả

vi sao phai tai co cau dn bao hiem
Không phải chờ đến có đề án DN mới thực hiện tái cấu trúc mà đã thực hiện từ nhiều năm nay. Bảo Minh đã tiến hành cổ phần hóa, đổi mới quản trị DN, ứng dụng giải pháp CNTT... để phát triển DN. Tuy nhiên, vị Chủ tịch DNBH này cũng thừa nhận thời gian qua danh mục đầu tư của Công ty đa dạng nhưng nhìn lại hiệu quả không tốt. Vấn đề này đặt ra trọng trách đối với lãnh đạo công ty trong quá trình tái cơ cấu tới đây.
vi sao phai tai co cau dn bao hiem

Ông Trần Minh Đức, Chủ tịch Công ty BH Bảo Minh.

Sau 18 năm hình thành và phát triển, tính đến hết năm 2011, có 57 DN bảo hiểm (BH) hoạt động trên thị trường, trong đó có 29 DNBH phi nhân thọ, 14 DNBH nhân thọ, 12 DN môi giới BH và 2 DN tái BH. Các DNBH đã mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng với hơn 400 chi nhánh trên cả nước.

Doanh thu ngành BH trong 10 năm qua luôn tăng trưởng cao và ổn định với tỷ lệ tăng bình quân 18,5%, doanh thu năm 2011 ước đạt 36.594 tỷ đồng. Các sản phẩm BH đã đa dạng hơn và việc giải quyết bồi thường của các DNBH đã hỗ trợ tích cực cho các tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Tổng giá trị tài sản của các DNBH năm 2011 ước đạt 105.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 15%/năm, vốn chủ sở hữu đạt 35.000 tỷ đồng, tăng trưởng 41%. Các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế 78.530 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các DNBH, đặc biệt là DN trong nước đã bộc lộ nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro đối với sự phát triển an toàn, ổn định của thị trường BH.

Trên thực tế, khả năng cạnh tranh của DNBH trong nước chưa cao, chưa có sản phẩm thế mạnh, công tác quản trị điều hành chưa chuyên nghiệp. Bên cạnh đó tỷ lệ DNBH phi nhân thọ có vốn góp (từ 20% trở lên) của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lớn (11/29 DN, chiếm 38%), góp phần gây ra hiện tượng độc quyền, chia cắt thị trường và cạnh tranh không lành mạnh.

Đáng chú ý hơn, theo nhận định của Bộ Tài chính, trong năm 2010 một số DNBH phi nhân thọ không đảm bảo duy trì nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn pháp định theo quy định của pháp luật; hoạt động kinh doanh bị lỗ và gặp khó khăn về khả năng thanh toán.

Phân tích nguyên nhân về tình trạng này, Chủ tịch Hiệp hội BH Việt Nam Trịnh Quang Tuyến cho rằng, nguyên nhân lớn nhất là ở cơ cấu bộ máy, tổ chức quản trị của các DN. Quản trị DN của các DN 100% vốn nước ngoài đạt hiệu quả cao, quản lý tốt về đầu tư, nghiệp vụ, quản lý rủi ro... trong khi đó chi phí của các DN trong nước lại quá lớn. Theo ông Tuyến, đây chính là nguyên nhân gây thua lỗ kéo dài của một số DNBH trong nước.

Những vấn đề đó đặt ra bài toán phải thực hiện tái cấu trúc DNBH để khắc phục những tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ hội nhập quốc tế của các DNBH.

Rút bớt vốn của DNNN đầu tư tại DNBH

Đó là một trong 3 mục tiêu tái cơ cấu các DNBH. Trong đó, sẽ cơ cấu lại số lượng các DNBH; cơ cấu lại tổ chức hoạt động của các DNBH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực tài chính, quản trị DN…; và cơ cấu lại tỷ lệ tham gia góp vốn trong DNBH của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phù hợp thông lệ quốc tế, hạn chế tình trạng chia cắt, độc quyền trong kinh doanh BH.

Theo Đề án tái cấu trúc DNBH của Bộ Tài chính, sẽ thực hiện theo 2 giai đoạn, trong năm 2012 và giai đoạn từ 2012-2014.

Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát BH (Bộ Tài chính) Trịnh Thanh Hoan khẳng định: Việc tái cấu trúc các DNBH được thực hiện theo lộ trình thận trọng không làm xáo trộn hoạt động của thị trường BH cũng như các hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước, đảm bảo lợi ích của khách hàng.

Năm 2012, sẽ tổ chức phân loại các DNBH theo mức độ bảo đảm khả năng thanh toán. Theo đó, các DNBH được phân thành 4 nhóm và sẽ thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp với từng nhóm. Cụ thể: Nhóm 1 gồm các DNBH đảm bảo khả năng thanh toán, hoạt động kinh doanh có lãi; Nhóm 2 gồm các DN đảm bảo khả năng thanh toán, tuy nhiên tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh và tỷ lệ bồi thường cao hoặc hoạt động kinh doanh không có lãi 2 năm liên tục; Nhóm 3 là các DN có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán; Nhóm 4 là các DN mất khả năng thanh toán, bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt và áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo Luật Kinh doanh BH.

Giai đoạn 2 của tái cơ cấu được thực hiện từ năm 2012-2014 sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp để củng cố, phát triển, kiện toàn mô hình tổ chức hoạt động của các DNBH. Đồng thời yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước chi phối tiếp tục thoái vốn tại các DNBH, đảm bảo đến năm 2015 vốn của các tổ chức này góp tại DNBH không quá 20% vốn điều lệ của DNBH.

Ngoài ra, sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp về nâng cao mức độ an toàn tài chính và hiệu quả hoạt động đầu tư của DN; tăng cường quản trị rủi ro; công khai hóa thông tin của các DN...

Theo ông Trần Minh Đức, Chủ tịch Công ty BH Bảo Minh, không phải chờ đến có đề án DN mới thực hiện tái cấu trúc mà đã thực hiện từ nhiều năm nay. Bảo Minh đã tiến hành cổ phần hóa, đổi mới quản trị DN, ứng dụng giải pháp CNTT... để phát triển DN. Tuy nhiên, vị Chủ tịch DNBH này cũng thừa nhận thời gian qua danh mục đầu tư của Công ty đa dạng nhưng nhìn lại hiệu quả không tốt. Vấn đề này đặt ra trọng trách đối với lãnh đạo công ty trong quá trình tái cơ cấu tới đây.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế và nhà quản lý, thị trường BH còn rất tiềm năng, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu hội nhập trong tình hình mới, các DNBH cần gấp rút có phương án và triển khai theo lộ trình tái cấu trúc trong năm 2012 để đảm bảo mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm an toàn, bền vững và hiệu quả.

Minh Anh

顶: 3踩: 8762