Cán bộ Hải quan Hà Nam Ninh hướng dẫn doanh nghiệp tìm hiểu thủ tục xuất nhập khẩu. Phục vụ doanh nghiệp tốt hơn Đánh giá về ý nghĩa sự ra đời Cục Hải quan Hà Nam Ninh,ànhlậpHảiquanHàNamNinhThuhútdoanhnghiệpthúcđẩykinhtếvùlịch xem đá bóng Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, đây là quyết định có tính tất yếu, khách quan của Chính phủ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn phân tích, tốc độ kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) trên địa bàn 3 tỉnh liên tục tăng trưởng 10%/năm, trong 10 năm qua. Bình quân trên địa bàn 3 tỉnh số tờ khai hải quan đạt trên 200.000 tờ khai/năm, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 6 tỷ USD/năm, gần 1.000 DN tham gia XNK thường xuyên. Như vậy theo quy định và yêu cầu thực tiễn đã vượt qua mức cần thiết để thành lập cục hải quan. “Bên cạnh đó, tính khách quan của vấn đề là đối với địa bàn 3 tỉnh Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình thì luồng hàng hóa cùng với hoạt động sản xuất xuất khẩu, hoạt động XNK hướng về Hải Phòng, Nội Bài (Hà Nội) và các cửa khẩu phía Bắc. Do vậy cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, yêu cầu kiện toàn lại tổ chức của ngành Hải quan, tạo thuận lợi hơn cho DN thì việc thành lập Hải quan Hà Nam Ninh là yếu tố khách quan, sẽ kế thừa được ưu điểm của Hải quan Thanh Hóa trước đây…”, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn chia sẻ. Giao nhiệm vụ cho Hải quan Hà Nam Ninh, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn yêu cầu, sứ mệnh quan trọng của đơn vị là phục vụ DN, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn 3 tỉnh. Cụ thể là đảm bảo pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế XNK, đảm bảo thực hiện các yêu cầu của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và chỉ số cạnh tranh quốc gia trên địa bàn 3 tỉnh. Theo đó phải đạt hải quan điện tử với 100% số DN hoạt động trên địa bàn, đảm bảo thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP, giảm được thời gian thông quan, thời gian giao lưu hàng hóa qua biên giới, giảm chi phí hoạt động XNK cho DN trên địa bàn 3 tỉnh… Phấn đấu đến 31/12/2016, thời gian thông quan hàng hóa Hải quan Hà Nam Ninh đạt 8 - 9 ngày… Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn chỉ rõ, trên địa bàn 3 tỉnh có gần 1.000 DN XNK thường xuyên, trên thực tế 3 chi cục hải quan hiện nay mới phục vụ được 65% số DN, còn 35% DN vẫn làm thủ tục hải quan ở ngoài địa bàn do Hải quan Hà Nam Ninh quản lý. Do vậy, đòi hỏi đơn vị tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tính cạnh tranh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện tốt các mục tiêu của Nghị quyết 35/NQ-CP và Nghị quyết 19/NQ-CP. Thực sự là đối tác của DN, hỗ trợ DN phát triển, không để một DN nào vì thủ tục hải quan mà ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của DN. Nỗ lực thu hút doanh nghiệp Đồng thuận với Bộ Tài chính, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cho hay, Chính quyền tỉnh Ninh Bình ghi nhận và biểu dương những đóng góp của cơ quan hải quan đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong những năm qua. Chính quyền Ninh Bình sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tạo điều kiện để Hải quan Hà Nam Ninh ổn định tổ chức bộ máy phục vụ tốt nhất yêu cầu công tác, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thu hút DN về làm thủ tục trên địa bàn. Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh cũng chia sẻ mục tiêu phát triển của địa phương. Theo đó, đến năm 2020 tỉnh Ninh Bình có 6 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.472 ha triển khai thu hút tổng số 77 dự án, tổng mức đầu tư đăng ký 38.154 tỷ đồng, tạo việc làm cho 26.000 lao động… Do đó để góp phần cùng Ninh Bình hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và các năm tiếp theo, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh đề nghị Cục Hải quan Hà Nam Ninh chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thu hút DN về làm thủ tục trên địa bàn, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa bàn Ninh Bình cũng như Hà Nam, Nam Định… Bảo Châu - Hải Anh |