Thực tiễn cho thấy quy định về PPP cần phải được hoàn thiện,ủtướngquyếtđịnhdựánPPPđượcbảolãkqbd uefa europa nâng cấp hơn nữa. Ảnh: Internet. |
Theo Bộ KH&ĐT, tại Việt Nam, mô hình đầu tư theo phương thức PPP bắt đầu được thực hiện từ năm 1997 khi Chính phủ ban hành Nghị định 77-CP về quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT áp dụng cho đầu tư trong nước.
Đến nay, cả nước đã huy động được khoảng 1.609.295 tỷ đồng thực hiện đầu tư 336 dự án PPP. Những dự án PPP (dự án BOT, dự án BT...) trong thời gian đầu triển khai còn có các hạn chế, tồn tại nhưng các công trình, dịch vụ có được từ các dự án PPP đã góp phần tích cực hoàn thiện chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, hạ tầng đô thị, xử lý nước thải, rác thải..., kịp thời giải quyết các nhu cầu bức xúc về dịch vụ công của người dân và nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kích cầu đối với sản xuất trong nước.
Bên cạnh các kết quả đạt được, thực tiễn triển khai cho thấy quy định về PPP cần phải được hoàn thiện, nâng cấp hơn nữa bởi thứ nhất, quy định chi tiết cho hoạt động PPP hiện nay mới chỉ dừng ở cấp Nghị định, đồng thời do nhiều Luật khác nhau điều chỉnh như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Bảo vệ môi trường, Luật DN, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Quản lý nợ công... Quy định tại các Luật này được xây dựng hướng tới dự án đầu tư công hoặc đầu tư tư nhân thuần túy.
Thứ hai, cần có khung pháp lý ổn định cho các hợp đồng PPP dài hạn, nhiều rủi ro, đầu tư quy mô lớn. Hiện quy định về PPP tại nước ta được các nhà đầu tư đánh giá là có tính ổn định chưa cao.
Thứ ba, hiện khung pháp lý còn thiếu các cơ chế tổng thể bao gồm các hình thức hỗ trợ, ưu đãi và bảo đảm đầu tư từ phía Nhà nước cho nhà đầu tư PPP để tăng tính hấp dẫn của dự án cũng như đảm bảo việc thực hiện dự án thành công.
Theo Dự thảo luật được công bố, Luật PPP được bố cục thành 12 chương với 117 điều. Ngoài chương I là quy định chung, các chương còn lại của Dự thảo gồm các nội dung Chuẩn bị đầu tư, Lựa chọn nhà đầu tư, Thành lập DN dự án và ký kết hợp đồng, Triển khai thực hiện dự án, Cơ chế sử dụng, huy động nguồn vốn thực hiện dự án, Ưu đãi và bảo đảm đầu tư, Thanh tra, kiểm tra và giám sát độc lập, Trách nhiệm của các bên trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP, Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP, Giải quyết kiến nghị, tranh chấp, xử lý vi phạm và chương XII là diều khoản thi hành.
Tại Dự thảo, một nội dung quan trọng đã được dự thảo đề cập tới là cơ chế bảo lãnh doanh thu tối thiểu cho một số dự án PPP đủ điều kiện.
Theo đó, Điều 80 Dự thảo Luật quy định, đối tượng được bảo lãnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định căn cứ vào tính chất và yêu cầu thực hiện dự án. Trong 5 năm đầu vận hành công trình dự án, nhà nước bảo lãnh doanh thu tối thiểu tới 75% doanh thu được dự kiến trong hợp đồng dự án và 65% trong 5 năm kế tiếp.
Ngược lại, trong 5 năm đầu vận hành công trình dự án, trường hợp doanh thu thực tế vượt quá (125%) giá trị doanh thu dự kiến, vượt quá (135%) trong 5 năm kế tiếp, nhà đầu tư phải nộp lại phần vượt quá cho Nhà nước.
Nguồn bảo lãnh từ Quỹ phát triển dự án PPP (nếu được thành lập) hoặc nguồn dự phòng (hoặc khoản chưa phân bổ) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Về đề xuất áp dụng bảo lãnh ngoại tệ cho các dự án PPP ở nước ta, Bộ KH&ĐT đánh giá không phù hợp, do chưa phù hợp quy định tại Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và do thực tiễn dự trữ ngoại hối. Bộ KH&ĐT kiến nghị tiếp tục áp dụng quy định hiện nay. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng nhu cầu giao dịch hoặc chuyển vốn, lợi nhuận, các khoản thanh lý đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Theo Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019), thông qua trong năm 2020.