【lịch thi đấu bóng đá brazil hôm nay】“Sống chung” với kiện phòng vệ thương mại

Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại tủ gỗ Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng,ốngchungvớikiệnphòngvệthươngmạlịch thi đấu bóng đá brazil hôm nay kiện phòng vệ thương mại càng tăng
Đề nghị Hoa Kỳ đánh giá khách quan trong điều tra phòng vệ thương mại
Nhiều DN ngành thép đã dành nguồn lực thích đáng cho việc ứng phó với các biện pháp PVTM, thu được kết quả ban đầu tích cực. 	Ảnh: Đức Quang
Nhiều DN ngành thép đã dành nguồn lực thích đáng cho việc ứng phó với các biện pháp PVTM, thu được kết quả ban đầu tích cực. Ảnh: Đức Quang

Hàng Việt có thể bị kiện ở mọi thị trường

Theo Cục PVTM (Bộ Công Thương), số lượng vụ việc PVTM của nước ngoài đối với hàng hóa XK của Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Nếu như giai đoạn 2005-2010 mới có 25 vụ việc thì con số này trong giai đoạn 2011-2015 là 52; giai đoạn 2016 đến tháng 9/2021 là 109 vụ. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh lưu ý, số lượng các vụ việc chống lẩn tránh nhằm vào hàng hóa XK từ Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên do một vài nước cho rằng hàng hóa XK sử dụng nguyên liệu chính được NK từ những khu vực đang bị họ áp dụng biện pháp PVTM.

Phân tích từ trường hợp cụ thể của Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam-EU (EVFTA), bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục PVTM (Bộ Công Thương) cho biết, đến nay, EU mới khởi xướng điều tra PVTM 14 vụ việc đối với Việt Nam. “Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như EVFTA, các vụ việc PVTM đối với hàng XK của Việt Nam sẽ ngày càng nhiều hơn với tính chất phức tạp gia tăng”, lãnh đạo Cục PVTM đánh giá.

Thép là một trong những ngành hàng XK điển hình thường xuyên phải đối mặt với các vụ kiện PVTM. Ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam chia sẻ: Việc Việt Nam ký kết, thực thi hàng loạt FTA đã tạo thuận lợi cho các DN mở rộng thị trường, đấy mạnh XK hàng hoá. Đối với ngành thép, giai đoạn 2016-2021, tăng trưởng bình quân XK thép và bán thành phẩm thép khoảng hơn 20%/năm. Trong đó, tính riêng XK thép thành phẩm tăng trưởng khoảng 12%/năm. Ngay trong 10 tháng năm 2021, Việt Nam đã XK được khoảng 6,5 triệu tấn thép, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.

“Trong 10 năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về quy mô, chất lượng, thép Việt Nam là một trong những mặt hàng có số lượng các vụ kiện do nước ngoài khởi xướng điều tra gia tăng đáng kể. Cụ thể, từ năm 2004 đến tháng 10/2021, thép XK của Việt Nam đã đối mặt với 66 vụ kiện. Việt Nam tham gia sâu vào thị trường quốc tế nên việc hàng hóa XK bị điều tra các vụ việc PVTM là điều dễ hiểu, hết sức bình thường, nhất là đối với những ngành quan trọng, đóng vai trò xương sống của ngành công nghiệp như ngành thép”, ông Đinh Quốc Thái bày tỏ quan điểm.

Ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội Thép Đông Nam Á (AISC) thông tin thêm: Qua theo dõi diễn biến gần đây, Hiệp hội Thép Việt Nam nhận thấy, các vụ kiện PVTM với thép XK của Việt Nam cũng như nhiều loại hàng hoá khác không chỉ xảy ra ở các thị trường lớn như Mỹ, Canada, Australia, châu Âu… mà còn xảy ra ngày càng nhiều ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… Điều đó cho thấy xu hướng rất rõ là trong thời gian tới, hàng hóa XK từ Việt Nam có thể bị kiện PVTM ở bất cứ quốc gia nào, thị trường lớn hay nhỏ, lĩnh vực hay loại hàng hóa nào.

Đa dạng hoá thị trường, phát triển nguyên liệu trong nước

Về ứng phó với các vụ kiện PVTM từ nước ngoài đối với hàng Việt, ông Đinh Quốc Thái phân tích: Trong giai đoạn đầu, các DN sản xuất thép gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nguyên nhân sâu xa là vấn đề nhận thức của DN về PVTM còn hạn chế, đồng thời năng lực để tham gia kháng kiện yếu. Mức độ hiểu biết về các biện pháp này của nhiều DN trong nước vẫn chưa đầy đủ, dẫn đến sự lúng túng nhất định khi phải đối mặt giải quyết tranh chấp.

Ông Thái cũng đề cập tới một loạt khó khăn như khả năng về về ngôn ngữ (có những vụ việc cơ quan điều tra yêu cầu ngôn ngữ bản địa chứ không phải là tiếng Anh); kiến thức về luật pháp quốc tế, tranh tụng thương mại quốc tế, trình tự thủ tục giải quyết vụ kiện còn hạn chế; năng lực tài chính và nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm để theo đuổi các vụ kiện kéo dài của các DN còn yếu. “Một điều cũng cần nhắc đến là trong giai đoạn đầu, sự phối hợp và truyền thông giữa các DN thép với nhau, các DN với Hiệp hội và các cơ quan quản lý chưa thực sự hiệu quả”, ông Thái nói.

Tuy nhiên sau đó, nhận thức của DN trong ngành về PVTM đã được cải thiện nhanh, có những DN lớn như Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen,… XK sang thị trường lớn như Mỹ, EU thường xuyên bị áp dụng biện pháp PVTM, song những DN này đã dành nguồn lực thích đáng cho việc ứng phó với các biện pháp PVTM, thu được kết quả ban đầu tích cực.

Ông Nghiêm Xuân Đa chia sẻ rõ hơn, trong thời gian qua, các DN ngành thép đã từng bước đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng và đa dạng hóa thị trường XK. Thép Việt Nam không chỉ có mặt ở thị trường truyền thống là các nước Đông Nam Á mà còn mở rộng ra các thị trường lớn, đòi hỏi khắc khe về tiêu chuẩn chất lượng, môi trường như Mỹ, châu Âu,… “Như vậy, một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả, giảm thiểu rủi ro đối mặt với các vụ kiện PVTM mà các DN cần lưu ý chính là đa dạng hóa sản phẩm, thị trường XK để phân tán rủi ro, tránh tập trung XK với khối lượng lớn vào một thị trường. Bên cạnh đó, các DN cần phát triển chuỗi giá trị, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm XK, phát triển thương hiệu”, ông Nghiêm Xuân Đa nhấn mạnh.

Nhằm hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế cũng như các chính sách về PVTM, đầu tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1659/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực về PVTM trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới". Đề án tạo ra khuôn khổ toàn diện, tổng thể để tạo điều kiện tăng cường hiệu quả công tác PVTM, bảo vệ hợp pháp và hợp lý sản xuất trong nước, nâng cao hiểu biết, năng lực của các DN, hiệp hội về công cụ PVTM, đồng thời có chiến lược và cơ chế phối hợp nhằm ứng phó hiệu quả với các vụ kiện PVTM đối với hàng hóa XK của Việt Nam.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hành động để triển khai Đề án, đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, DN Việt Nam trong quá trình tham gia các FTA.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
下一篇:Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang