发布时间:2025-01-12 17:47:25 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Thời tiết từ đầu năm đến nay được đánh giá là khá thuận lợi, song việc phát triển con tôm nuôi là lĩnh vực chiếm gần toàn bộ thời gian một ngày của hội nghị, mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực so với cùng kỳ năm 2016, với tổng sản lượng thủy sản ước đạt 252.700 tấn, tăng 1,6%. Đặc biệt, diện tích nuôi tôm công nghệ cao đạt khoảng 345 ha và đang trên đà phát triển nhanh. Ngoài ra, loại hình được nhận định là nền tảng cơ bản để tăng sản lượng tôm nuôi quảng canh cải tiến cũng tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 97.000 ha. Nhiều loại hình nuôi tăng diện tích, song sản lượng vẫn chỉ đạt 42% so với kế hoạch đã đề ra, diện tích ao nuôi tôm công nghiệp đang bị “treo” lên đến trên 55%.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải (giữa) chủ trì hội nghị.
Mô hình nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao hiện mang lại năng suất cao, bình quân khoảng 22 tấn/ha/vụ. Cá biệt có nơi lên đến 40 tấn/ha/vụ, đồng thời tỷ lệ thành công vào khoảng 70–80% nên diện tích nuôi tăng khá nhanh. Theo ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, năng suất đó là tính bình quân tổng diện tích, còn nếu chỉ tính riêng diện tích mặt nước ao nuôi, năng suất lên đến 100 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, điều lo lắng khi loại hình này phát triển mạnh chính là tình trạng ô nhiễm môi trường. “Mặc dù chủ trương của tỉnh là nếu hộ nào không đảm bảo điều kiện về bảo vệ môi trường thì không cho nuôi loại hình này, nhưng qua kiểm tra thực tế vẫn còn nhiều hộ xả thải thẳng ra môi trường. Nếu tình trạng này không được quản lý triệt để sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến môi trường”, ông Châu Công Bằng lo ngại.
Đang mang lại hiệu quả cao, song việc nhân rộng mô hình này khiến nhiều địa phương và các ngành tỉnh đau đầu. Theo ông Phạm Phúc Giang, Chủ tịch UBND huyện Cái Nước, hiện toàn huyện có khoảng 87 ha nuôi theo mô hình nuôi siêu thâm canh. Từ đầu năm đến nay có 4 hộ nuôi theo loại hình nuôi này bị thiệt hại nhưng trong đó có 2 hộ vẫn có lãi. Mặc dù hiệu quả cao, song mô hình này đòi hỏi nhiều vốn, kỹ thuật, đặc biệt là phải trong vùng quy hoạch tập trung để đảm bảo bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do cần vốn lớn, kỹ thuật cao nên trong vùng quy hoạch không có bao nhiều hộ đủ điều kiện. Vì thế loại hình nuôi này phát triển rải rác nhiều nơi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động đến môi trường.
Liên quan đến vấn đề môi trường, ông Giang nhận định, thời gian qua, các văn bản từ tỉnh đến huyện chỉ đạo về quản lý môi trường là không thiếu. Việc triển khai các văn bản này cũng quyết liệt từ việc thông qua các hội, đoàn thể và trên các phương tiện thông tin đại chúng, song sự chuyến biến là không lớn.
Liên quan đến vấn đề phát triển nghề nuôi tôm của tỉnh cũng như phát triển các loại cây trồng, vật nuôi khác, vấn đề chất lượng và giá cả vật tư nông nghiệp thủy sản được nhiều huyện đặc biệt quan tâm. Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình cho biết, tình trạng hàng giả hàng kém chất lượng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản diễn biến phức tạp, địa phương rất khó quản lý. Ông Dũng ví dụ, trên địa bàn huyện có trường hợp người dân mua thuốc về để diệt rong trong vuông nuôi tôm (quảng canh truyền thống), tuy nhiên rong thì không chết mà ngược lại tôm bị chết.
Ngoài con tôm, nhiều lĩnh vực khác cũng được các huyện cũng như các sở ngành tỉnh quan tâm đưa ra phân tích những thuận lợi, khó khăn. Cụ thể, diện tích xuống giống lúa hè thu vượt 4% kế hoạch, đạt 36.724 ha; tổng đàn heo xuất chuồng 1122.206 con; gia cầm xuất chuồng trên 1.738.275 con… Tuy nhiên, cái khó lớn nhất hiện nay là giá cả đầu ra sản phẩm. Ông Nguyễn Chí Thuần, Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi phân tích, giá cả đầu ra không ổn định, thường xuyên rớt giá là nguyên nhân khiến nhiều mô hình được đánh giá mang lại hiệu quả đến trên 80% khi thí điểm nhưng lại không thể nhân rộng.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhận định, trên lĩnh vực nông nghiệp, công tác quy hoạch còn rất hạn chế. Do đó công tác quy hoạch cần phải làm nhanh và làm tốt, đặc biệt là những điểm mũi nhọn để tập trung đầu tư hạ tầng. Trên cơ sở này để làm ra sản phẩm lớn, tập trung và làm cơ sở cho những nơi khác, không có quy hoạch là không đầu tư. Quy hoạch vùng mặn và vùng ngọt là phải tương xứng với nhau. Tổ chức sản xuất không thể manh mún mà phải liên kết thành chuỗi để tập trung nhân lực, tài lực; chính quyền phải đi sâu vào thực tế. Đồng thời, sản xuất phải có đăng ký và phải có kiểm định kỹ lưỡng, tuyệt đối không để tình trạng người dân làm tự phát như thời gian qua, ảnh hưởng đến môi trường. Mà ảnh hưởng đến môi trường là thiệt hại cho người dân, phải làm lại cuộc cách mạng về môi trường từ trong sản xuất cho đến các nhà máy chế biến. Đối với mô hình, khi tiến hành nhân rộng phải tính đến đầu ra sản phẩm. Tốt nhất là nên có bao tiêu sản phẩm mới nhân rộng. Chính quyền cơ sở phải tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý từ môi trường cho đến vật tư nông nghiệp.
Nguyễn Phú
相关文章
随便看看