Chiều nay (12/4),ẽxâydựngtrungtâmbảodưỡngtàubaylớnnhấtViệtNamtạisânbayLongThàthứ hạng của rionegro águilas Trường Công nghệ quốc tế Lilama 2 (trường Lilama 2, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) và Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO) ký kết hợp tác đào tạo nhân lực hàng không phục vụ sân bay Long Thành. Trước đó, nhà trường được tỉnh Đồng Nai giao nhiệm vụ nghiên cứu hợp tác để triển khai đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sân bay Long Thành (dự kiến đi vào hoạt động năm 2026). Qua đó, nhà trường đã nghiên cứu, tìm hiểu và cùng thống nhất đi đến hợp tác để đào tạo nhân lực kỹ thuật hàng không ở các lĩnh vực: bảo dưỡng tàu bay các mức (A, B1, B2) sửa chữa cấu trúc tàu bay, nội thất tàu bay. Ông Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết từ khi Đồng Nai được chọn để đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, phía trường đã chủ động tìm kiếm các đối tác để chuẩn bị để đào tạo nhân lực cho ngành hàng không cho con em trên địa bàn. Do đó, nhà trường đã ký kết hợp tác đào tạo kỹ thuật viên bảo dưỡng tàu bay khóa 1 và các khóa tiếp theo trong thời gian tới, nhằm góp phần cung cấp nhân lực cho ngành hàng không nói chung, nhân lực cho sân bay Long Thành khi đi vào hoạt động năm 2026. Theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam, khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động cần khoảng hơn 13.000 lao động, trình độ từ phổ thông đến trên đại học. Trong đó, lao động trình độ đại học cần nhiều nhất với khoảng 5.000 người, chiếm 40% tổng số lao động. Số còn lại là lao động phổ thông, sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Ông Trần Quốc Hoài, Tổng giám đốc VAECO, thì cho biết để đáp ứng việc khai thác của sân bay Long Thành khi đi vào hoạt động, nhân lực kỹ thuật hàng không sẽ cần khoảng 400 người để bảo dưỡng ngoại trường và một phần bảo dưỡng nội trường. Và dự kiến đến giai đoạn 3, trung tâm bảo dưỡng của sân bay Long Thành sẽ cần đến đội ngũ kỹ thuật khoảng 4.000 người. Theo ông Hoài, hiện đơn vị đang bảo dưỡng cho 80 hãng bay lớn trên thế giới. Chiến lược phát triển lâu dài sẽ xây dựng trung tâm bảo dưỡng tàu bay lớn nhất Việt Nam tại sân bay Long Thành, đây cũng là chiến lược chung của Chính Phủ. Nghiên cứu đầu tư đường sắt kết nối sân bay Long Thành với Tân Sơn NhấtThủ tướng lưu ý, nghiên cứu tổng thể kết nối giao thông giữa Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng Hàng không quốc tế Long Thành bao gồm đầu tư đường sắt kết nối (trên cao hoặc đi ngầm). |