Tập trung hoàn thành các dự án,ộichinămgiảmnhưngvẫnbảođảmnguồnlựcchochươngtrìnhphụchồikinhtếxem tỷ số đức công trình, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023 Giao kế hoạch đầu tư vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội LONGFORM: Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, tạo động lực phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chính sách tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt, hỗ trợ tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Ảnh: H.Anh Kinh tế duy trì được đà phục hồi vào cuối năm giúp thu nội địa tăng
Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022, tình hình triển khai thực hiện dự toán NSNN năm 2023 vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại báo cáo này Chính phủ cho biết dự toán thu NSNN năm 2022 là 1.411,7 nghìn tỷ đồng (chưa bao gồm 1.707,58 tỷ đồng bổ sung dự toán thu từ nguồn Quỹ thăm dò dầu khí đang theo dõi tại PVN), báo cáo Quốc hội ước đạt 1.614,1 nghìn tỷ đồng.
Đến nay, thu NSNN đạt 1.815,5 nghìn tỷ đồng, tăng 403,8 nghìn tỷ đồng (28,6%) so với dự toán, tăng 201,4 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội. Tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 19,1% GDP, riêng từ thuế và phí đạt 15,4% GDP.
Trong đó, số thu nội địa tăng gần 80,5 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội chủ yếu từ 3 khu vực kinh tế. Bên cạnh đó, một số khoản thu có mức tăng lớn như: thuế thu nhập cá nhân (tăng 17,3 nghìn tỷ đồng); thu phí, lệ phí (tăng 15,1 nghìn tỷ đồng); thu khác ngân sách (tăng 10,5 nghìn tỷ đồng); thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước (tăng 7,4 nghìn tỷ đồng).
Nguyên nhân chủ yếu do những tháng cuối năm kinh tế vẫn duy trì được đà phục hồi, các doanh nghiệp thu nộp ngân sách tăng, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp quý 4 và tạm nộp cả năm (đảm bảo không thấp hơn 80% số thuế phải nộp theo quyết toán). Giá dầu vẫn duy trì ở mức cao, các tập đoàn, tổng công ty đẩy mạnh khai thác, chế biến kinh doanh dầu khí, góp phần tăng thu ngân sách trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các DN sản xuất, lắp ráp ô tô đẩy mạnh tiêu thụ, số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp ngân sách tăng.
Về chi NSNN, dự toán chi là 1.816 nghìn tỷ đồng, báo cáo Quốc hội ước đạt 2.035,4 nghìn tỷ đồng. Căn cứ các nhiệm vụ chi NSNN năm 2022 đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán và các nhiệm vụ chi chuyển nguồn sang năm 2023, đánh giá thực hiện chi NSNN năm 2022 ước đạt 2.158,1 nghìn tỷ đồng, tăng 342,1 nghìn tỷ đồng (+18,8%) so với dự toán, tăng 122,7 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội.
Về bội chi, theo dự toán bội chi NSNN năm 2022 là 404,3 nghìn tỷ đồng (4,3% GDP), báo cáo Quốc hội ước đạt 421,3 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả tăng bội chi cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế). Kết quả thực hiện, theo báo cáo, đạt khoảng 342,6 nghìn tỷ đồng, bằng 3,6% GDP thực hiện, giảm 61,7 nghìn tỷ đồng so dự toán. Trong đó, bội chi ngân sách trung ương giảm 45,9 nghìn tỷ đồng; bội chi ngân sách địa phương giảm 15,8 nghìn tỷ đồng.
Báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy, tính đến hết ngày 31/12/2022, dư nợ công còn khoảng 38% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34,7% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 36,8% GDP, thấp hơn trần quy định (tương ứng là 60% GDP, 50% GDP và 50% GDP).
Chi NSNN được quản lý chặt chẽ, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết
Đánh giá chung về kết quả đạt được, Chính phủ cho rằng chính sách tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt, hỗ trợ tháo gỡ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, ứng phó kịp thời với những diễn biến thực tế, góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Kết quả thu NSNN không những bù đắp số giảm thu do thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân (chưa có trong dự toán) mà còn vượt so với dự toán, qua đó đảm bảo nguồn lực cho chương trình phục hồi, tăng chi đầu tư phát triển; thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh. Đồng thời, tiếp tục tích lũy dành nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TƯ của Trung ương.
Cùng với đó, chi NSNN được quản lý chặt chẽ, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; triệt để tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động thu, chi NSNN, quản lý, sử dụng tài sản công.
Chính phủ cũng khẳng định, bội chi giảm so với dự toán và báo cáo nhưng vẫn bảo đảm được nguồn lực cho chương trình phục hồi và bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho 5 dự án đường bộ cao tốc được chuyển từ vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát NSNN của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) theo nghị quyết của Quốc hội.
Bên cạnh đó, nợ công giảm và thấp hơn mức trần ngưỡng cảnh báo theo nghị quyết của Quốc hội, tiếp tục cơ cấu bền vững nợ công, Chính phủ khẳng định.
Ngoài ra, Chính phủ đã chủ động điều hành, giảm mức phát hành trái phiếu Chính phủ so với kế hoạch đầu năm phù hợp với tiến độ thu, chi NSNN và sử dụng hiệu quả ngân quỹ nhà nước. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc...
顶: 34踩: 8963
【xem tỷ số đức】Bội chi năm 2022 giảm nhưng vẫn bảo đảm nguồn lực cho chương trình phục hồi kinh tế
人参与 | 时间:2025-01-11 00:19:31
相关文章
- Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- Bộ Y tế chuẩn bị lập thêm 3 Bệnh viện dã chiến tại Bắc Giang
- Xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Bắc Ninh
- Nhân viên y tế mất mẹ khi đang ở tâm dịch: 'Mẹ ơi, con không kịp về'
- Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- Nhiều cơ hội xuất khẩu phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin
- Việt Nam không xuất khẩu mọi loại cát
- Long An: Đi uống cà phê, người đàn ông bị chó Pitbull cắn chết
- TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- Tiếp nhận đối tượng bị truy nã sau 5 năm lẩn trốn ra nước ngoài
评论专区