游客发表

【kqbd giải vô địch quốc gia mexico】Doanh nghiệp và trường nghề: “Bắt tay" ngày càng chặt

发帖时间:2025-01-10 07:49:15

doanh nghiep va truong nghe bat tayquot ngay cang chat

Sự kết hợp giữa trường nghề và doanh nghiệp chắc chắn sẽ tránh được tình trạng đào tạo tràn lan dẫn đến “vênh” nhu cầu của thị trường lao động. Ảnh: S.T.

Nhà trường,ệpvàtrườngnghềBắttayampquotngàycàngchặkqbd giải vô địch quốc gia mexico doanh nghiệp, người lao động... đều lợi

Hiện cả nước đang có 201 trường cao đẳng và 303 trường trung cấp chuyên nghiệp. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội và trên hết là để đảm bảo được đầu ra cho học sinh, sinh viên, nhiều trường nghề đã tự liên kết, “bắt tay” với doanh nghiệp. Đây cũng được coi là một trong những “chiêu độc” để các trường thu hút được thí sinh.

Theo TS. Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội (HCEM), HCEM hiện đang hợp tác và có quan hệ với khoảng 160 doanh nghiệp, trong đó có hơn 70 doanh nghiệp hợp tác thường xuyên. Cụ thể, nhà trường kết hợp với doanh nghiệp trong công tác đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo và kiểm định đánh giá đầu ra. Doanh nghiệp sẽ tham gia vào việc đánh giá kỳ thi tốt nghiệp để lựa chọn sinh viên, ứng viên cho doanh nghiệp trong tương lai. Hiện HCEM đang hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn như Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, ô tô Trường Hải, Samsung Việt Nam… “Nhờ có sự hợp tác này nhiều học sinh, sinh viên của trường đã có cơ hội thực tập, trải nghiệm thực tế ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường và đây cũng chính là cơ sở để HCEM cam kết đảm bảo 100% sinh viên ra trường đều có việc làm. HCEM cũng là trường cao đẳng nghề đầu tiên cam kết đầu ra đạt chuẩn tiếng Anh và tin học theo tiêu chuẩn Mỹ thông qua việc hợp tác với Công ty IIG Việt Nam”, ông Ngọc nhấn mạnh.

Theo bà Phạm Quang Trang Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nghệ Hùng Vương, thống kê trong năm 2016, trường đã tiếp nhận nhu cầu tuyển dụng của 396 doanh nghiệp với số lượt đăng tuyển là 532 lượt, đăng ký tuyển dụng 6.253 lao động và thực tập sinh, trong đó có 136 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng 2 đến 3 ngành nghề. Số doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng năm 2016 cao hơn năm 2015 đến 103 doanh nghiệp (396/293 doanh nghiệp) và có hơn 3.644 số lượng lao động tuyển dụng so với năm 2015 (6.256/ 2.612 lao động).

Tại nhiều trường nghề, việc thực hiện các mô đun học theo từng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp không phải là hiếm bởi nhiều doanh nghiệp đã ký cam kết tuyển dụng lao động ngay từ khi học sinh, sinh viên mới bắt đầu vào học. Nhiều doanh nghiệp đến tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động trong ngày học sinh, sinh viên nhận bằng tốt nghiệp nhờ việc các trường thực hiện đào tạo theo địa chỉ, thực tập tại ngay chính doanh nghiệp. Đồng thời, trường nghề cũng sẽ không cần đầu tư quá nhiều thiết bị cơ sở vật chất như nhà xưởng, phòng học, thậm chí là công nghệ vì doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới công nghệ để phát triển, do đó khi kết hợp với doanh nghiệp hai bên sẽ cùng chia sẻ công nghệ cho nhau, hỗ trợ nhau trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

“Đặt hàng” để có lao động chất lượng cao

Sự kết hợp này chắc chắn sẽ tránh được tình trạng đào tạo tràn lan dẫn đến “vênh” nhu cầu của thị trường lao động. Khi sinh viên được thực hành tại doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc các em được rèn luyện và tiếp cận với môi trường sản xuất kinh doanh thực tiễn, qua đó có thể lựa chọn việc làm phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, việc nhà trường và doanh nghiệp kết hợp đào tạo nghề không chỉ giúp sinh viên tiếp cận nhiều cơ hội việc làm mà doanh nghiệp cũng có được nhân lực đảm bảo cho hoạt động sản xuất, giảm chi phí đào tạo lại cho lao động.

Ông Nguyễn Vũ Đóa, Giám đốc Công ty lắp ráp và sản xuất linh mạch điện tử Trường Thịnh (Hà Nội) cho biết, từ 3 năm nay Công ty luôn “đặt hàng” với một số trường nghề trên địa bàn để xây dựng được một đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, ổn định và luôn đảm bảo được số lượng như hiện nay. Sau khi học sinh, sinh viên học xong phần lý thuyết, nhà trường sẽ kết hợp với doanh nghiệp để đưa học sinh, sinh viên thực tập ngay tại công ty với máy móc hiện đại và công việc cụ thể. Từ đó, học sinh, sinh viên sẽ vừa nâng cao được tay nghề, kỹ năng của mình vừa hiểu được văn hóa làm việc của công ty. Ngay khi tốt nghiệp, những học sinh, sinh viên đủ điều kiện sẽ đến làm việc ngay tại công ty mà không cần trải qua thời gian làm quen, đào tạo lại. Như vậy người học có điều kiện tiếp cận với thực tế, ra trường đã là một công nhân, kỹ thuật viên lành nghề. Đặc biệt, nhờ đó việc thiếu lao động lành nghề khi đơn hàng gia tăng cũng sẽ không xảy ra, từ đó doanh nghiệp sẽ cắt giảm được chi phí tuyển lao động, gia tăng lợi ích tài chính cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo bà Phạm Thị Hải Hà, Trưởng phòng nhân lực Công ty TNHH Hanssico (Hà Nội), dù sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường mang lại nhiều lợi ích, nhưng doanh nghiệp cũng cần phải xác định phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong quá trình đào tạo, chứ không phải chỉ đào tạo như trong mô đun học là xong. Các doanh nghiệp nếu muốn xây dựng được cho mình một đội ngũ lao động đúng chuẩn, theo nhu cầu thì phải giám sát quá trình đào tạo của nhà trường nhằm đảm bảo cuối cùng sẽ tuyển dụng được nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu. Thực tế thông qua sự phối hợp này doanh nghiệp thường không phải đào tạo lại, nếu có chủ yếu là đào tạo bổ sung các kỹ năng đặc thù hoặc văn hóa doanh nghiệp, còn hầu hết các kỹ năng chuyên môn thì lao động có thể sử dụng được ngay.

    热门排行

    友情链接