【soi kèo nga】Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể trong nhiệm kỳ mới của Công đoàn Việt Nam
Khai mạc Đại hội VIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 Lãnh đạo Đảng,ĐẩymạnhđốithoạithươnglượngtậpthểtrongnhiệmkỳmớicủaCôngđoànViệsoi kèo nga Nhà nước dự phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 |
Sáng ngày 2/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) đã chính thức diễn ra phiên khai mạc trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (nhiệm kỳ 2023 - 2028).
Kiến nghị tăng lương tối thiểu vùng 25,34% so với đầu nhiệm kỳ
Tại phiên trọng thể, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, đã trình bày dự thảo tóm tắt Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XII) trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
Ông Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trình bày dự thảo báo cáo tại hội nghị |
Về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, báo cáo cho biết, các cấp công đoàn, nhất là Tổng LĐLĐ đã chủ động, tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động; phát hiện, đề xuất nhiều kiến nghị, góp ý xây dựng pháp luật để chăm lo, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động, có kiến nghị xác đáng tại Hội đồng Tiền lương quốc gia, góp phần tăng lương tối thiểu vùng 25,34% so với đầu nhiệm kỳ.
Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐ tham mưu tổ chức thành công chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với công nhân hàng năm, Diễn đàn Người lao động do Chủ tịch Quốc hội chủ trì, các cuộc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân, viên chức, người lao động, góp phần giải quyết nhiều vấn đề quan tâm, bức xúc của công nhân, người lao động; là kênh quan trọng hoàn thiện chính sách, pháp luật.
Nhiệm kỳ 2018-2023, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia ban chấp hành công đoàn cơ sở đạt 50,16% (tăng 3,76%), cấp trên trực tiếp cơ sở đạt 37,11% (tăng 3,41%), cấp tỉnh đạt 32,18% (tăng 3,78%); tham gia Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ đạt 26,32%, tham gia Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ đạt 28%. |
Công đoàn đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể theo hướng thực chất, tập trung vào các vấn đề tiền lương, điều kiện và thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động. Công đoàn tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, góp phần giảm 55,3% số cuộc ngừng việc tập thể so với nhiệm kỳ 2013- 2018.
Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các cấp công đoàn đã ban hành 5 chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động và con của người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid- 19, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu với tổng số tiền gần 6.000 tỷ đồng với 10 triệu lượt người lao động được thụ hưởng; tham gia đề xuất, phối hợp tổ chức triển khai và giám sát thực hiện các gói hỗ trợ của Chính phủ đối với người lao động và doanh nghiệp.
Công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả. Trong 5 năm qua, các cấp công đoàn đã kết nạp hơn 4,4 triệu đoàn viên, thành lập hơn 24.000 công đoàn cơ sở; triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức công đoàn. Trong nhiệm kỳ, tổ chức công đoàn đã giới thiệu cho các cấp ủy Đảng hơn 700.000 đoàn viên ưu tú, trong đó có gần 400.000 đoàn viên được kết nạp vào Đảng.
Bên cạnh đó, các phong trào thi đua yêu nước do công đoàn phát động ngày càng thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, người lao động tham gia, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đã có hơn 2,8 triệu sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp mới mang lại giá trị làm lợi hơn 163.000 tỷ đồng và đóng góp vào kết quả chung của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính.
“Những kết quả toàn diện của hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động cả nước nhiệm kỳ qua đã đóng góp quan trọng vào những thành tựu chung của đất nước, góp phần tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị và sự lớn mạnh của giai cấp công nhân, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của tổ chức Công đoàn Việt Nam” - ông Nguyễn Đình Khang cho biết.
Xác định 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2023-2028
Bên cạnh những kết quả đạt được, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam cũng nghiêm túc phân tích, kiểm điểm những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Theo báo cáo, vẫn còn 4/14 chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đề ra chưa đạt.
Tham dự đại hội có gần 1.100 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước. |
Một số những hạn chế chủ yếu được chỉ ra như: Chất lượng hoạt động công đoàn chưa đồng đều ở một số lĩnh vực, đơn vị. Tiếng nói của công đoàn cơ sở một số nơi chưa đủ mạnh để đại diện, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động. Tình trạng người sử dụng lao động vi phạm pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động còn nhiều, nhất là tình trạng nợ lương, bảo hiểm xã hội, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Một số vấn đề bức xúc của người lao động về nhà ở, nơi khám chữa bệnh, trường học, nâng cao trình độ tay nghề chậm được giải quyết. Việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh chưa tương xứng với tiềm năng...
Dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nghiêm túc nhìn nhận, phân tích sâu 10 nguyên nhân của các hạn chế, khuyết điểm đồng thời rút ra 5 bài học kinh nghiệm để tiếp tục phát huy những điểm mạnh, khắc phục các hạn chế trong giai đoạn tới.
Dự thảo báo cáo xác định 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2023-2028 gồm: đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động; tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn tại doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Cùng với đó, dự thảo báo cáo đã xác định 10 nhóm chỉ tiêu phấn đấu gồm 7 chỉ tiêu hàng năm, 3 chỉ tiêu nhiệm kỳ; 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu tập trung thực hiện. Mục tiêu đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước.
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam thảo luận, cho ý kiến đối với đề cương của 4 chương trình trọng tâm, 1 nghị quyết chuyên đề của nhiệm kỳ, gồm: 1. Nghị quyết về đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước đến năm 2028, tầm nhìn đến năm 2033. 2. Chương trình nâng cao hiệu quả hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 – 2028. 3. Chương trình xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. 4. Chương trình đẩy mạnh công tác truyền thông công đoàn giai đoạn 2023-2028. 5. Chương trình chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động công đoàn. |
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/287b298830.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。