【bxh bangladesh】Doanh nghiệp chế biến dừa gặp khó
Theệpchếbiếndừagặpkhóbxh bangladesho báo cáo của Sở Công Thương, các doanh nghiệp chế biến dừa trong tỉnh gặp khó khăn về hóa đơn đầu vào; qui định mới phải thanh toán qua ngân hàng đối với hóa đơn mua hàng hóa có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên và khó khăn do tăng thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân.
Thực tế người trồng dừa ở Bến Tre phổ biến sở hữu vài ngàn mét vuông đất trồng dừa, thu hoạch từ 100– 500 trái dừa/tháng. Với sản lượng nhỏ, người trồng dừa không thể chở đến các điểm thu mua của doanh nghiệp để bán, vì đường xa, tốn thêm phí vận chuyển hoặc không có phương tiện để vận chuyển. Từ đó, người trồng dừa với diện tích nhỏ bán dừa thu hoạch cho một hộ nông dân cũng trồng dừa, nhưng có diện tích lớn hơn, có vốn liếng, lao động và phương tiện. Hộ nông dân này (được gọi là đại lý cấp 3) mua dừa trực tiếp của nông dân rổi đem bán cho điểm thu mua của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hầu hết các đại lý cấp 3 thu mua dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre đều không hội đủ điều kiện để đăng ký kinh doanh nên không có hóa đơn tài chính thông thường để giao cho người mua (là doanh nghiệp) theo qui định. Do đó, khi doanh nghiệp mua hàng, lập phiếu mua hàng lẻ, làm bảng kê số 1 theo qui định của Bộ Tài chính thì Cục thuế tỉnh Bến Tre không đồng ý cho doanh nghiệp mua hàng bằng bảng kê mà phải có hóa đơn tài chính. Doanh nghiệp yêu cầu xuất hóa đơn thì đại lý cấp 3 không bán dừa trực tiếp cho doanh nghiệp mà bán dừa qua trung gian (đại lý cấp 2) để được dễ dàng hơn, dù giá thấp hơn. Để cho người dân chịu bán dừa, doanh nghiệp phải nộp thuế thay cho người bán dừa và được Chi cục thuế huyện cấp hóa đơn thông thường làm chứng từ đầu vào hợp lệ. Tất nhiên là gây thêm gáng nặng cho doanh nghiệp mà hậu quả là giá thành sản xuất tăng cao, sản phẩm khó cạnh tranh. Năm 2013, vì lý do trên, chỉ tính riêng mặt hàng cơm dừa nạo sấy đã giảm 44% so cùng kỳ.
Về thanh toán phải qua ngân hàng đối với những hóa đơn mua hàng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Thực tế có một số doanh nghiệp mua nguyên liệu trị giá trên 20 triệu đồng vẫn phải dùng tiền mặt, vì người bán không mở tài khoản tại ngân hàng. Mặt khác, mạng lưới ngân hàng và hệ thống ATM chỉ có ở trung tâm các huyện, thành phố, chưa có ở các xã nông thôn; người dân, nhất là dân nông thôn, đã quen với tập quán “tiền trao, cháo múc". Vì vậy, áp dụng thanh toán qua ngân hàng đối với những hóa đơn mua hàng từ 20 triệu đồng trở lên gây khó khăn cho doanh nghiệp và cả người dân.
Khó khăn kế tiếp mà các doanh nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre bức xúc là thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân tăng đột ngột và đột biến! Tăng đột ngột là văn bản ký ngày 31-12-2013 thì có giá trị hiệu lực ngay ngày 1-1-2014 và đột biến là tăng so với mức thuế cũ hơn ba lần mà không có lộ trình hợp lý. Hai khoản thuế trên cộng lại khoảng 1,7%, cao hơn nhiều so với mức 0,45% năm 2013. Tuy khoản thuế này do người bán chịu nhưng người bán gặp khó khăn thì doanh nghiệp cũng gặp khó khăn. Mặt khác, cách thu thuế đã chồng lên thuế: một trái dừa bán ra để làm nguyên liệu bị thu thuế nhiều lần: thu lần thứ nhất bán trái dừa, sau đó lần thứ hai bán vỏ dừa, xơ dừa, mụn dừa, nước dừa…làm cho giá thành sản phẩm cao không cạnh tranh được hàng cùng loại của các nước trong khu vực.
Sau khi nghe Sở Công Thương báo cáo và các doanh nghiệp trình bày thêm, ông Cao Văn Trọng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre – nói: Cây dừa là thế mạnh số một của kinh tế vườn Bến Tre. Từ trái dừa trở thành nguyên liệu cho nhiều ngành chế biến chứ không chỉ có cơm dừa (không chịu thuế). Ngành thuế coi vỏ dừa, gáo dừa, xơ dừa, nước dừa… là phụ phẩm phải chịu thuế đầu vào. Ông Trọng chỉ đạo Cục thuế tỉnh kiến nghị Tổng Cục thuế là vỏ dừa, gáo dừa, xơ dừa… không phải là phụ phẩm mà là nguyên liệu cho các ngành chế biến khác và không phải chịu thuế.
Việc áp dụng thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân, ông Trọng đề nghị các doanh nghiệp chế biến dừa thống kê thiệt hại gửi Sở Công Thương, Cục thuế tỉnh để kiến nghị về trên xem xét giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp. Về việc phải thanh toán qua ngân hàng đối với những đơn hàng trị giá từ 20 triệu đồng trở lên, ông Trọng khuyến khích các cơ sở mua bán dừa nhỏ đăng ký lên doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích doanh nghiệp mua hàng bằng hợp đồng để hưởng ưu đãi theo Quyết định số 62 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời ông cũng đề nghị các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới thu mua trực tiếp với người trồng dừa.
Riêng đối với Sở Công tTương, ông Trọng chỉ đạo Trung tâm khuyến công nâng cao chất lượng hoạt động từ cơ sở đến doanh nghiệp theo mức độ kinh doanh, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, thực hiện mua bán nông sản theo hợp đồng. Sở Công Thương tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp cung ứng dừa nguyên liệu cho các nhà máy chế biến theo hợp đồng, hình thành mạng lưới thu mua, phân phối hàng nông sản, trong đó có dừa nguyên liệu, ngày càng ổn định./.
Văn Trí
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
- Tình hình Biển Đông ngày 26/8: Lộ chiến lược của TQ trên Biển Đông
- Phóng xạ từ Fukushima đến Mỹ qua cá ngừ vây xanh
- Tình hình biển Đông ngày 24/8: Trung Quốc tập trận phi pháp
- Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- Nhân vật số 2
- Người Việt trẻ lọt vào danh sách 35 nhà sáng tạo của thế giới
- Tình hình Ukraine: Kiev – phe ly khai chính thức trao đổi tù nhân
- Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- Thương nhân đầu mối được quyết định giá bán buôn xăng dầu
- Bác sĩ nhịn đói cứu người
- Quảng Bình phải kiểm điểm vì bắt dân nghèo đóng tiền xây nông thôn mới
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- Tài xế Anh cận kề cái chết trong tay phiến quân Hồi giáo
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- Thuốc rởm chữa bệnh
- Nga thẳng thừng loại trừ khả năng Ukraine gia nhập NATO
- Tình hình Biển Đông ngày 14/10: Indonesia duyệt binh trên biển răn đe Trung Quốc?
- Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- Đại hạn hán ở Quảng Ngãi