【bảng xếp hạng giải bóng đá tây ban nha】Siết quản lý, sử dụng tài sản công
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 00:42:45 评论数:
Để kiểm soát tốt hơn đồng thời cũng tạo cơ sở khai thác tốt hơn nguồn lực từ khối tài sản khổng lồ này, cơ quan quản lý công sản đã và đang triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu, trong đó có việc hoàn thiện khung khổ pháp lý.
Đưa đất công vào khuôn khổ
Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài chính, cả nước hiện có 2.585 triệu m2 đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Số đất này phần lớn được giao cho khối đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) quản lý, sử dụng với tỷ lệ lên đến 91,65%. Còn lại 7,8% do khối cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng; 0,54% do khối các tổ chức quản lý, sử dụng và khối các Ban quản lý dự án quản lý, sử dụng 0,01%. Việc giao đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, thời gian qua, những sai phạm về sử dụng đất công lại không ngừng phát sinh.
Điều này phần nào được phản ánh qua báo cáo mới đây của Thanh tra Chính phủ. Trong quý 1/2017, cơ quan này tiến hành 1.885 cuộc thanh tra hành chính và 36.580 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, phát hiện vi phạm về kinh tế 41.821 tỷ đồng và 168 ha đất. Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị thu hồi 8.773 tỷ đồng và 80 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý 33.049 tỷ đồng và 88 ha đất...
Đi vào những ví dụ cụ thể hơn có thể thấy, tháng 9/2016, kết luận thanh tra Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nêu rõ nhiều sai phạm về quản lý, sử dụng đất đai. Trong đó, DN này cho thuê đất và góp vốn hợp tác kinh doanh 49.983m2 đất; chưa ký hợp đồng thuê đất với chính quyền địa phương 69.910m2; chuyển nhượng quyền sử dụng đất không qua đấu giá; các công ty thành viên chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với NSNN về sử dụng đất khi Tổng công ty chuyển sang công ty cổ phần.
Kết luận thanh tra số 431 năm 2016 của Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra nhiều sai phạm trong hầu hết các khâu trong công tác quản lý và sử dụng quỹ đất công trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Qua kiểm tra phát hiện việc quản lý quỹ đất có nhiều hành vi vi phạm Luật Đất đai 2013; gây nguy cơ thất thoát NSNN 856 triệu đồng, gây bức xúc dư luận nhân dân.
Trước đó, năm 2015, Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện nhiều vi phạm trong quản lý đất công trên địa bàn Hà Nội. Việc quản lý đất công tại Cầu Giấy, Từ Liêm thời gian này cũng được cơ quan thanh tra đánh giá còn tồn tại tình trạng lấn chiếm đất công, xây dựng, cho thuê trái phép...
Mới đây nhất, đầu tháng 5/2017, Văn phòng Chính phủ phát ra thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, trong đó chỉ đạo Bộ Tài chính chuyển danh sách các cơ sở nhà đất chuyển mục đích sử dụng để thực hiện các dự án đầu tư cho Thanh tra Chính phủ để phục vụ công tác thanh tra việc quản lý đất đai. Căn nguyên xuất phát từ công tác rà soát việc sử dụng đất ở các DN cổ phần hóa (CPH) của Tổng cục Thuế giai đoạn từ 1/7/2014 đến 30/11/2016. Qua đó nhận thấy, trong quá trình CPH DNNN, nhất là các DNNN đang được Nhà nước cho thuê đất ở những vị trí có giá trị thương mại ở trung tâm thành phố, việc xác định trị giá doanh nghiệp được thực hiện trong thời kỳ chế độ quy định không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN để CPH nhưng không thực hiện đấu giá khi CPH. Cùng với đó, có tình trạng sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất được UBND tỉnh, thành phố cho chuyển đổi mục đích để xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và nhà ở để bán không thực hiện đấu giá theo quy định.
Đó chỉ là một trong số rất nhiều những vụ việc sai phạm về quản lý, sử dụng đất công trong nhiều năm qua.
Từ năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan quản lý công sản thí điểm việc sắp xếp nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. Đến năm 2007, việc này được chính thức thực hiện trên cả nước với Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Để khắc phục những sai phạm, trên cơ sở rà soát, kế thừa những quy định hiện hành, dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) quy định 6 nhóm nguyên tắc để áp dụng thống nhất trong quản lý, sử dụng tài sản công (TSC), bao gồm cả đất công. Trong đó, chú trọng tới việc giao quyền quản lý, quyền sử dụng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và các đối tượng khác theo quy định nhằm xác định rõ chủ thể quản lý, sử dụng gắn với trách nhiệm của các chủ thể này; quán triệt nguyên tắc khai thác, sử dụng có hiệu quả TSC; tiết kiệm, công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng.
“Rộng cửa” khai thác nguồn lực
Bên cạnh đất công, công tác quản lý các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp cũng đang là vấn đề “nóng” trong dư luận. Hiện, vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị khó khăn về nơi làm việc, phải đi thuê trụ sở, trong khi đó, một số cơ quan dù được đầu tư xây dựng trụ sở mới nhưng vẫn giữ lại cơ sở nhà, đất cũ, gây lãng phí đất đai và tài sản của Nhà nước. Ngoài ra, nhiều đơn vị cố tình quản lý, sử dụng trụ sở, tài sản không đúng công năng, mục đích.
Một báo cáo cách đây không lâu của Bộ Tài chính cho biết: Đến giữa năm 2015, vẫn còn trên 200 cơ sở nhà, đất của các cơ quan Trung ương cũng như TP. Hà Nội sử dụng chưa đúng mục đích được giao. Trong đó, 60 cơ sở cho thuê, cho mượn; 5 cơ sở liên doanh liên kết không đúng quy định; 90 cơ sở bố trí làm nhà ở đan xen trong khuôn viên cần phải di dời; còn lại là các cơ sở sai phạm khác như bị lấn chiếm, bố trí cho các đối tượng khác sử dụng... Hay đơn cử, trong năm 2016, hai trường hợp là Bí thư Đảng ủy phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương và Giám đốc Điện lực TP. Hà Giang bị kỷ luật vì dùng trụ sở công tổ chức tiệc cưới cho con; Liên minh Hợp tác xã Hà Nội cho DN mượn trụ sở để “kinh doanh” xe máy hay không gian văn hóa đặc trưng của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam biến thành tổ hợp nhà hàng, quán nhậu rộng cả nghìn mét vuông nhộn nhịp tiếng chúc tụng,... Đó là chưa kể những hiện tượng phổ biến khác như Ủy ban phường cho thuê sân để làm bãi gửi xe; các trường học nhận trông ô tô ban đêm...
Chiếu theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hiện hành, những hành vi nói trên đều trái pháp luật vì cơ quan hành chính nhà nước và ĐVSNCL chưa tự chủ về tài chính không được phép sử dụng TSC để cho thuê, sản xuất, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết. Chỉ các ĐVSNCL tự chủ tài chính được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho DN và được sử dụng vào mục đích cho thuê, sản xuất, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết.
Phân tích từ góc nhìn của chuyên gia, PGS. TS. Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trường Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, hiện tượng các đơn vị có sử dụng TSC sai quy định về công năng, mục đích xuất phát từ việc pháp luật chỉ cho phép các ĐVSNCL tự chủ tài chính được khai thác TSC được giao. Như vậy, các cơ quan, đơn vị khác được giao tài sản nhưng không sử dụng hết công năng thường có suy nghĩ “nếu để không thì lãng phí” nên đưa vào khai thác thì tốt hơn nhưng vì pháp luật không cho phép nên các cơ quan, đơn vị này khai thác một cách “lén lút”, sai quy định.
“Đây là lượng tài sản rất lớn, nếu không cho khai thác thì người ta sẽ khai thác một cách không chính thức, dẫn đến sử dụng không hiệu quả và quản lý tài chính lại không minh bạch, làm thất thoát nguồn lực của Nhà nước và tạo ra một sự bất bình trong xã hội. Do đó, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy về khai thác, sử dụng TSC” - ông Cường nói.
Theo Bộ Tài chính, thực tế số ĐVSNCL được công nhận là tự chủ tài chính còn thấp. Đến 31/12/2016, theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương mới có 723 ĐVSNCL được Nhà nước xác định giá trị TSC để giao theo cơ chế giao vốn cho DN, với tổng giá trị tài sản đã giao hơn 21 nghìn tỷ đồng. Vì vậy, việc khai thác TSC tại các ĐVSNCL theo quy định của pháp luật còn hạn chế. Trong khi đó, số lượng và giá trị TSC của khu vực ĐVSNCL khá lớn, chiếm gần 70% tổng giá trị. Nếu số TSC này được sử dụng, khai thác hợp lý, hiệu quả sẽ giúp tạo ra nhiều dịch vụ công cho xã hội, đồng thời giảm được chi phí NSNN phải đầu tư cho các ĐVSNCL.
Vì lý do trên, dự thảo Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) đề xuất cho phép tất cả các ĐVSNCL đều có quyền khai thác TSC, không phân biệt tự chủ hay chưa tự chủ tài chính. Riêng đối với ĐVSNCL tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư thì được quyền tự chủ cao hơn về tài sản so với các đơn vị khác. Đây cũng là tiền đề để các ĐVSNCL dần tiến tới tự chủ, giảm sự bao cấp của Nhà nước đối với ĐVSNCL.
Đặc biệt, theo đại diện Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, để đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước đối với việc sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh liên kết, dự thảo Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) quy định 8 yêu cầu phải tuân thủ, thẩm quyền quyết định, trách nhiệm của các ĐVSNCL và của cơ quan quản lý TSC. Việc sử dụng tài sản vào các mục đích nêu trên cũng phải tuân thủ theo cơ chế thị trường. Tiền thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết phải được hạch toán riêng theo quy định về kế toán và được quản lý, sử dụng theo cơ chế tài chính của ĐVSNCL.
Những đề xuất nói trên vừa đảm bảo được hiệu quả quản lý nhà nước lại vừa “rộng cửa” để các ĐVSNCL khai thác TSC, tăng thêm nguồn lực cho sự phát triển của đơn vị cũng như tránh thất thoát, tăng nguồn thu cho NSNN.