【bảng xếp hạng câu lạc bộ bóng đá adelaide united gặp newcastle jets】Vẫn cơ cực vì kiểm tra chuyên ngành

van co cuc vi kiem tra chuyen nganh

Theẫncơcựcvìkiểmtrachuyênngàbảng xếp hạng câu lạc bộ bóng đá adelaide united gặp newcastle jetso quy định hiện hành hàng hóa KTCN phải có kết quả mới được thông quan. Trong ảnh: Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai kiểm tra hàng hóa NK. Ảnh: HỮU LINH

2-3 Bộ quản lý một mặt hàng

Cho dù những vướng mắc, bất cập liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành (KTCN) hàng hóa XNK là vấn đề “nóng” được người dân, DN “kêu” nhiều, nhưng có vẻ cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa “hạ nhiệt”.

Tại hội thảo Đơn giản hóa thủ tục KTCN đối với hàng hóa XNK được Tổng cục Hải quan phối hợp với Dự án USAID tổ chức mới đây, các DN đã nêu lên một thực trạng đáng lo ngại về hoạt động KTCN hàng hóa XNK hiện nay. Theo ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến KTCN quá nhiều nhưng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, có 259 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành; trên 200 Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành với khoảng 100.000 dòng hàng hóa. Mặc dù hệ thống văn bản nhiều, nhưng vẫn còn có lĩnh vực quản lý chưa được hướng dẫn đầy đủ. Một mặt hàng phải áp dụng nhiều chính sách quản lý, hoặc một mặt hàng thuộc diện quản lý của nhiều bộ, ngành là điều không khó gặp. Nhiều Danh mục đã được công bố nhưng phạm vi quá rộng, tên hàng không rõ ràng và không có mã số HS, thiếu quy chuẩn kỹ thuật.

Không chỉ “vênh” ở hệ thống văn bản liên quan đến quản lý chuyên ngành, thực trạng hoạt động KTCN tại cửa khẩu cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Ông Ngô Minh Hải cho biết, tại nhiều cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không chưa có đại diện của các cơ quan KTCN về kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa. Cũng phải kể đến thực tế là một số DN XNK có hàng hóa thuộc đối tượng KTCN không tự giác trong việc thực hiện đầy đủ các quy định về kiểm tra chuyên ngành…

Về thời gian kiểm tra, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3) cho biết, tại thời điểm này, thời gian hoàn thành kiểm tra chất lượng cho một lô hàng NK là khoảng 13 ngày kể từ ngày đăng ký kết quả kiểm tra.

Khảo sát của dự án USAID cũng chỉ ra, rất nhiều mặt hàng chịu sự quản lý/cấp giấy phép/kiểm tra, cấp giấy chứng thư của 2-3 cơ quan thuộc cùng một Bộ hoặc thuộc 2- 3 Bộ khác nhau (kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm…) như: Chè, cà phê, dầu cá, nguyên liệu sữa, phomat, bột ngô, đậu nành…

Doanh nghiệp tốn gần 1 tỉ đồng/năm cho kiểm tra chuyên ngành

Ở góc độ DN, bà Trịnh Tú Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Đô đồng tình với yêu cầu cần phải có KTCN để đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, nhưng thực tế nhiều quy định kiểm tra chỉ mang tính hình thức, không có ý nghĩa gì và gây tốn kém cho DN. Bà Trịnh Tú Anh cho biết, từ ngày có Thông tư 32/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương, DN phải kiểm tra rất nhiều. Bình quân mỗi ngày DN có tới 4 - 5 mẫu hàng phải kiểm tra chất lượng. “Có nhất thiết phải kiểm tra chất lượng đối với những DN thực hiện nghiêm túc hay không? Chi phí kiểm tra chất lượng hàng hóa NK là rất lớn, bình quân 700 triệu - 1 tỉ đồng/năm. Các bộ, ngành cần phối hợp để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho DN thay vì làm khó, tăng thêm gánh nặng chi phí đối với DN” - bà Tú Anh đề nghị.

Cũng phàn nàn về quy định kiểm tra mặt hàng dệt may, ông Trương Văn Cẩm- đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, thủ tục yêu cầu 10 loại chứng nhận, trong đó 7 chứng nhận bắt buộc. Chi phí quá tốn kém, có những đơn vị phản ánh nhiều năm nay chưa bao giờ có loại hàng nào trong diện kiểm tra mà phát hiện sai phạm, nhưng vẫn bị duy trì kiểm tra. Điều này khiến DN rất vất vả và mất thời gian. Ông đề nghị cần có sự phân biệt sản phẩm từ khu vực tiêu chuẩn cao hơn Việt Nam hoặc sản phẩm đã có chứng nhận của tổ chức uy tín thì miễn kiểm tra.

Những quy trình KTCN cứng nhắc như trên được bà Trần Lệ Thu - đại diện Hiệp hội Chuyển phát nhanh châu Á-Thái Bình Dương (CAPEC) nêu ra. Bà Thu dẫn chứng về các quy định kiểm nghiệm men bia. Theo đó, DN không thể lấy mẫu kiểm nghiệm trong điều kiện bình thường nên phải tự khai báo rồi lấy giấy xác nhận cho xong. Vì thế, đại diện CAPEC đặt ra câu hỏi có cần kiểm tra trong trường hợp này hay cần có quy trình phù hợp với thực tiễn? Thậm chí có DN thuộc Hiệp hội phản ánh, mỗi khi xuất ổ cứng hỏng, cơ quan quản lý văn hóa yêu cầu đưa hàng lên để xóa dữ liệu mới dán tem xác nhận cho xuất. “DN xuất cả container ổ cứng, yêu cầu xóa từng cái thì quá phiền hà cho DN và quá tải nhân lực cho chính cơ quan chức năng. Có nhất thiết phải đưa đi xóa dữ liệu từng chiếc ổ cứng không?”, bà Thu băn khoăn.

Nói về quy trình lòng vòng trong kiểm tra hàng hóa, đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho biết, DN nhập động cơ để dùng thay thế dự phòng cho nhà máy, theo quy định hiện nay, DN phải dán nhãn năng lượng. Quy trình này bắt đầu từ việc, DN phải làm hồ sơ gửi Bộ Công Thương xin văn bản xác nhận đã nhận hồ sơ để tạm giải phóng hàng; sau đó DN mang hàng đưa đến Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (Quatest 1) để thử nghiệm. Tuy nhiên, DN chẳng biết khi nào nhận được kết quả, chỉ biết chờ đợi. Trong khi DN chỉ được nợ kết quả kiểm tra với cơ quan Hải quan trong vòng 60 ngày. Than phiền về phí kiểm tra, đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho biết, nhiều động cơ giá trị nhỏ chỉ 2, 3 triệu trong khi phí kiểm định 6-7 triệu đồng. Vị này đề nghị, nếu DN đã thực hiện dán nhãn cho hàng hóa rồi thì trong các lô hàng NK tiếp theo vẫn là hàng hóa đó thì không yêu cầu phải dán nhãn năng lượng nữa.

Chia sẻ về những vấn đề của DN đang gặp vướng hiện nay, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam hy vọng qua cách tiếp cận và lắng nghe ý kiến của DN của các cơ quan quản lý sẽ tháo gỡ được vướng mắc hiện nay. “Cơ quan quản lý cần lắng nghe tích cực nhiều hơn. Những đề xuất của chúng tôi xuất phát từ thực tế và xác đáng về mặt pháp lý. Tuy nhiên, sự tiếp thu lắng nghe của cơ quan quản lý chậm và thiếu hợp tác. Điều này gây sự chán chường cho cộng đồng DN”, ông Nam thẳng thắn.

Cho rằng cách ứng dụng CNTT hiện đại để phân luồng quản lý rủi ro DN của ngành Hải quan thực hiện trong nhiều năm qua là phù hợp, ông Nam đề xuất các bộ, ngành nên áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý chuyên ngành để phân luồng hàng hóa, phân luồng DN cần kiểm tra.

Bà Nguyễn Ánh Tuyết, đại diện Công ty Ford Việt Nam cũng rất hoan nghênh Tổng cục Hải quan đã tích cực triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, kết nối các bộ, ngành và đây thực sự một tín hiệu đáng mừng về quản lý Nhà nước hiện đại. Theo bà Tuyết các bộ, ngành cần tăng cường ứng dụng CNTT và quản lý rủi ro trong quản lý chuyên ngành.

Khảo sát của Dự án USAID cho thấy, tại Chi cục Hải quan Cảng Hải Phòng khu vực I, tỷ lệ các lô hàng NK phải thực hiện thủ tục KTCN so với tổng số tờ khai NK năm 2014 là 42,2%, 6 tháng đầu năm 2015 là 44,56% (tăng 2,36% so với năm 2014). Trong số các lô hàng phải thực hiện thủ tục KTCN, riêng các lô hàng phải kiểm dịch năm 2014 chiếm 73,25% và 6 tháng đầu năm 2015 chiếm 69,6%. Tại Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, tỷ lệ các lô hàng phải thực hiện thủ tục quản lý chuyên ngành là 30-35% tổng số lô hàng XNK. Số lượng lô hàng phải thực hiện thủ tục quản lý chuyên ngành 6 tháng đầu năm 2015 tăng mạnh, bằng 78% đối với hàng XK, 80% đối với hàng NK so với năm 2014. Theo báo cáo của Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng I (Hải Phòng và 4 địa phương lân cận) số lượng hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật tại Chi cục năm 2014 là 34.563 hồ sơ, 7 tháng đầu năm 2015 là 21.959 hồ sơ, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2014.

La liga
上一篇:Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
下一篇:Fighting wastefulness: a national imperative