【cách đánh xóc đĩa】Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Việt Nam đề cao hợp tác quốc tế của APEC
*PV:Thưa Bộ trưởng,ộtrưởngHồĐứcPhớcViệtNamđềcaohợptácquốctếcủcách đánh xóc đĩa các Bộ trưởng Tài chính APEC năm 2023 thảo luận về những ưu tiên hợp tác gì trong năm nay?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc:Hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2023 hướng tới mục tiêu “Tạo ra một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người”, nhằm hiện thực hóa một môi trường cởi mở, năng động và kiên cường, cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương hòa bình vào năm 2040, vì sự thịnh vượng của toàn thể người dân và thế hệ tương lai.
|
Trên nền chủ trương đó, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC năm nay do Hoa Kỳ chủ trì đưa chương trình nghị sự hợp tác trong khu vực APEC tập trung vào: Ưu tiên thứ nhất về mô hình trọng cung hiện đại ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng có chất lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm đòn bẩy cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế về dài hạn.
Ưu tiên hợp tác về tài chính bền vững với nội hàm là phương thức tiếp cận tài chính về biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng, bao trùm và thị trường các - bon tự nguyện.
Ưu tiên thứ ba là tài sản số chia sẻ kinh nghiệm quản lý chủ yếu về tiền số do ngân hàng trung ương phát hành.
Thông qua các chủ đề ưu tiên này, các Bộ trưởng Tài chính đã thảo luận vai trò quan trọng của APEC trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện thông qua việc kết hợp kinh tế trọng cung hiện đại, hợp tác và liên kết tài chính để đạt được các mục tiêu về khí hậu và bền vững, cũng như hỗ trợ cho sự phát triển có trách nhiệm của tài sản kỹ thuật số.
*PV: Vấn đề tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu được bàn thảo tại Hội nghị và Việt Nam đóng góp như thế nào trong vấn đề này, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc:Chương trình nghị sự của hợp tác APEC năm nay gắn liền với các nhiệm vụ chiến lược đang triển khai trong nước của Bộ Tài chính Việt Nam.
Cùng trong bối cảnh các nền kinh tế APEC phải đối diện với các thách thức do biến đổi khí hậu tác động tới các mục tiêu tăng trưởng, Việt Nam và các thành viên APEC đã chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm các công cụ, cơ chế tài chính, tăng khả năng tiếp cận nguồn tài chính giúp giải quyết các nút thắt cho các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trong khu vực APEC về tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng và thiết lập, vận hành thị trường các-bon tự nguyện.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC. |
Tại Hội nghị, Việt Nam cũng đã chia sẻ về các nỗ lực mà Việt Nam đang triển khai các cam kết quốc tế về giảm phát thải ròng khí nhà kính về 0 tại COP26 và Tuyên bố JETP trong việc huy động nguồn lực tài chính quốc tế để đáp ứng đủ nhu cầu chuyển đổi năng lượng trong nước công bằng, khả thi, hiệu quả.
Đại diện cho các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thấp đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong khi phải thực hiện mục tiêu giảm phát thải mạnh mẽ với lộ trình nhanh tương đương hoặc cao hơn mục tiêu của nhiều nước phát triển, Việt Nam hoan nghênh các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế cung cấp các khoản vay ưu đãi, đảm bảo nguồn vốn thực sự mang tính hỗ trợ, tăng thành tố ưu đãi để giảm chi phí huy động vốn, đảm bảo chi phí hợp lý người dân có thể đáp ứng, tăng khả năng thu hồi vốn. Đồng thời, tăng cường các khoản viện trợ không hoàn lại (bao gồm hỗ trợ kỹ thuật) cho các nền kinh tế có phát triển đang thực hiện cam kết này, trong đó có Việt Nam.
Để đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, một trong các công cụ chính sách mà APEC đang thực hiện và chia sẻ thông lệ tốt giữa các thành viên đó là thị trường các-bon tự nguyện. Việt Nam đã có một số tiền đề về chính sách để thúc đẩy phát triển thị trường các-bon trong nước thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020 và nghị định của Chính phủ về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn.
Việt Nam đề cao hợp tác quốc tế của APEC trong vấn đề này, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về xây dựng cơ chế, chính sách tài chính để hình thành và vận hành thị trường các-bon mà Bộ Tài chính Việt Nam đang được giao triển khai.
*PV: Các Bộ trưởng Tài chính APEC hợp tác như thế nào để giúp phục hồi tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, giải quyết những thách thức chung của toàn cầu và khu vực?
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc:Tại Hội nghị, chúng tôi chia sẻ nhận định rằng phần lớn các nền kinh tế APEC đều có dấu hiệu phục hồi tốt hơn sau thời gian đại dịch, lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, nợ công thế giới đã tăng lên mức kỷ lục, chuỗi cung ứng dần hồi phục, biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Triển vọng trung hạn về tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu vẫn không đồng đều và yếu hơn so với trước đại dịch.
Vì vậy, các Bộ trưởng Tài chính APEC tập trung vào trao đổi những giải pháp chính sách tập trung vào việc duy trì sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô trong thời gian tới, sử dụng không gian tài khóa, đặc biệt ở những nền kinh tế có lạm phát vẫn cao hơn mức mục tiêu và nguồn lực về tài chính có hạn sau đại dịch.
Các Bộ trưởng Tài chính APEC cho rằng, việc duy trì tính bền vững tài chính là cần thiết và chính sách tài khóa cần được điều chỉnh hiệu quả, hướng tới các ưu tiên quan trọng, như hỗ trợ an ninh lương thực, giảm nghèo và thực hiện các khoản đầu tư thiết yếu để đẩy nhanh tiến độ hướng tới mức phát thải khí nhà kính ròng về 0 trên toàn cầu.
*PV:Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
相关推荐
- Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- Thí sinh hoa hậu cụt chân trình diễn váy dạ hội gây chú ý
- Thắng kiện vụ bị bà Đặng Thuỳ Trang đòi nợ, Hoa hậu Thuỳ Tiên nói gì?
- Bùi Vũ Xuân Nghi mang hơn 200kg hành lý dự thi Miss Teen International 2023
- Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- Á hậu Ngọc Thanh nổi bật trong ngày Tết Lào tại Đà Nẵng
- Chung kết cuộc thi hoa hậu chuyển giới của Hương Giang bị 'tuýt còi'
- Hoa hậu Mai Phương Thúy lộ vóc dáng mũm mĩm ở sự kiện, khác hẳn ảnh tự đăng