【lịch bóng đá vleague 2023】Nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt, lỗi do ai? Bài 2: Đầu tư hiệu quả kém
时间:2025-01-25 19:37:50 出处:Thể thao阅读(143)
(CMO) Thời gian qua, tỉnh Cà Mau chú trọng quy hoạch, đầu tư, sắp xếp lại nghề khai thác biển theo hướng nâng cao hiệu quả: phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, chuyển đổi ngành nghề những người có tàu khai thác gần bờ; tăng cường đào tạo, tập huấn nghề cho ngư dân; từng bước xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác biển.
Bài 2: Đầu tư hiệu quả kém
Nhiều dự án đã được triển khai: Dự án tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Dự án xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết sản xuất trên biển giai đoạn 2014-2020; Đề án khảo sát hiện trạng các hộ dân khai thác hải sản ven bờ, đề xuất phương án chuyển đổi sinh kế đảm bảo cuộc sống người dân kết hợp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau…
Phân loại cá tại Cảng cá huyện Ngọc Hiển. |
Nhưng làm thế nào, chuyển đổi sinh kế ra sao cho hiệu quả đến nay vẫn chưa có lời giải cụ thể. Dân nghèo ven biển được cho về sống ở các khu tái định cư. Chỗ ở thì có nhưng vấn đề làm nghề gì để có kế sinh nhai thì họ… không biết ngoài việc tiếp tục ra khu vực biển ven bờ đánh bắt. Ngư dân không có khả năng sắm tàu lớn vẫn cứ đánh bắt trong vùng cấm mặc dù biết đã vi phạm.
Chơi vơi khu tái định cư
Nghèo khó, không đất sản xuất, sống chủ yếu bằng nghề khai thác ven bờ, ông Phạm Trung Hiếu mừng khôn xiết khi được bố trí về khu tái định cư Xẻo Quao, thuộc dự án sắp xếp dân cư Xẻo Quao, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Thế nhưng, những hy vọng ban đầu của ông về một cuộc sống “an cư lạc nghiệp” giờ trở thành nỗi thất vọng. Ông Hiếu ngao ngán: “Các chú thấy đấy, khu này hình thành gần chục năm nhưng giờ chẳng có gì, đường sá bể hết, mà cũng chỉ có một đoạn. Các cống thoát nước giờ trở thành nơi tập trung rác, gây ô nhiễm môi trường, mùa mưa, nước dâng gần như nhà nào cũng ngập”.
Được về khu tái định cư nhưng do tách biệt với khu dân cư nên chẳng kinh doanh, buôn bán được gì, nghề nghiệp thì không có nên cuộc sống hằng ngày của cư dân nơi đây vẫn là ra biển kiếm sống. Họ sắm một chiếc xuồng máy rồi cứ thế sáng ra biển, chiều mang sản phẩm về bán, kiếm được đồng nào hay đồng ấy. Do điều kiện không thể phát triển được kinh tế gia đình nên nhiều hộ đã bán, sang nhượng lại nhà và chuyển đi nơi khác làm ăn. Thay vào đó là những túp lều tranh tạm bợ được dựng lên trên mé đê trước khu tái định cư của dân tứ xứ. Họ cất tạm cái chòi để nghỉ, canh giữ chiếc xuồng máy là phương tiện kiếm sống mỗi khi đêm về.
Ông Nguyễn Văn Nal, người sống lâu năm ở khu tái định cư này, cười méo xệch: “Những cái chòi ấy một phần là của dân cất để canh vỏ máy, sợ mất trộm, phần khác là người ở xứ khác về cất đại để ở và làm đủ nghề kiếm sống, trong đó chủ yếu là ra ven cửa biển để đánh bắt tôm cá…”. Khu tái định cư Xẻo Quao đã bố trí tái định cư cho 86 hộ dân với tổng vốn 476 triệu đồng, nhưng do không tìm được công ăn việc làm phù hợp nên giờ chỉ còn vài chục hộ cố bám trụ và hằng ngày ra biển kiếm sống.
Ông Lâm Văn Phú, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, cho biết: “Khu tái định cư Xẻo Quao được triển khai thực hiện nhiều năm nay nhưng giờ vẫn chưa bàn giao. Khu tái định cư xuống cấp nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh vẫn là mối lo thường trực của địa phương. Dân ở đây chủ yếu là dân nghèo, sống bằng nghề đánh bắt ven bờ, gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản bởi họ có nhiều hình thức khai thác khác nhau, thậm chí là xiệc điện… nhưng việc xử lý rất khó khăn”.
Tiền tỷ bỏ không
Thực tế không chỉ khu tái định cư Xẻo Quao mà hầu hết các khu tái định cư được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh đều có hoàn cảnh tương tự. Đầu tư thiếu đồng bộ, vị trí xây dựng không thuận lợi để phát triển kinh tế gia đình… Theo báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn về tình hình triển khai thực hiện các khu tái định cư trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2006-2016 toàn tỉnh đã thực hiện quy hoạch 18 dự án, lập dự án đầu tư xong 17 dự án, đã thực hiện đầu tư xây dựng 13 dự án bố trí dân cư. Tổng số vốn đã được đầu tư từ năm 2006-2016 hơn 184 tỷ 529 triệu đồng. Tuy nhiên, do tiến độ thực hiện dự án chậm, hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ nên việc bố trí dân cư đến thời điểm này chỉ mới đáp ứng được 35% nhu cầu vốn. Việc quản lý chồng chéo cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến kém hiệu quả các dự án. Điển hình như việc thực hiện các khu tái định cư thì Ban Quản lý Dự án Công trình NN&PTNT làm chủ đầu tư, nhưng việc quản lý bố trí dân cư, lo sinh kế cho người dân lại do Sở NN&PTNT thực hiện.
Khu tái định cư Xẻo Quao xây dựng nhiều năm nhưng chưa hoàn thành, gây khó khăn cho đời sống người dân. |
Ông Lâm Văn Phú nhận xét: “Việc xây dựng các khu tái định cư là chủ trương đúng đắn nhằm bố trí, sắp xếp lại dân cư, đặc biệt là dân nghèo. Tuy nhiên, để các khu tái định cư này phát huy hiệu quả, cần phải có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, điều kiện phát triển kinh tế, có chính sách tạo việc làm để họ sinh sống. Ngành chức năng cần thực hiện hiệu quả các chương trình đào tạo nghề, chuyển đổi sinh kế hợp lý, hiệu quả hơn. Chỉ khi có việc làm, cuộc sống ổn định thì mới hạn chế được tình trạng khai thác vi phạm chính sách, pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven bờ”.
Khi dân nghèo ven biển không có việc làm nào khác thì việc họ tìm ra biển để đánh bắt gần như là điều bắt buộc. Ông Phạm Trung Hiếu bức xúc: “Dân ở đây chỉ biết làm biển chứ ngoài ra chẳng có nghề nghiệp nào khác. Mặc dù được tuyên truyền nhiều về chủ trương, chính sách bảo vệ con giống hải sản, không được xiệc điện theo kiểu tận diệt nhưng nhiều người do cuộc sống khó khăn vẫn làm liều".
Được biết, để phát triển kinh tế biển, thời gian qua, tỉnh cũng như ngành chức năng thực hiện nhiều giải pháp phát triển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản như khuyến ngư, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, phát triển đội tàu cá đánh bắt xa bờ… Tăng cường liên kết, thu hút doanh nghiệp đầu tư để tạo bước đột phá trong phát triển nuôi thuỷ sản trên biển, nuôi lồng bè ven đảo kết hợp với nhu cầu du lịch sinh thái, gắn với giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề cho các hộ làm nghề khai thác ven bờ. Song, trên thực tế, tình trạng khai thác tận diệt nguồn lợi thuỷ sản ven bờ vẫn đang tiếp diễn./.
Bài 1: Bi ai vùng bãi
Bài cuối: Công tác quản lý, đầu tư cần thiết thực
Bài và ảnh: Đặng Duẩn
猜你喜欢
- Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- Sinh viên năm cuối đủ linh động để thích ứng với thị trường việc làm
- Tháng 8: Huy động cao nhiệt điện than, dầu trong thời gian cắt khí
- Trung Quốc tăng ngân sách cho điện hạt nhân
- Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ
- Thị trường vàng gặp chuyện hy hữu: Giá vàng trong nước rẻ hơn thế giới
- Nghành điện miền Bắc: Sẵn sàng cho bầu cử
- Thủ tướng đồng ý áp dụng cơ chế đặc thù cho Nhà máy nhiệt điện Long Phú III
- Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt