9 tháng cả nước có 183 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Ảnh tư liệu PV:Trong quý III/2024, kinh tế Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao. Ông đánh giá thế nào về tình hình kinh tế 9 tháng qua?
TS. Nguyễn Minh Phong: Theo như kết quả Tổng cục Thống kê mới công bố, tính chung 9 tháng năm 2024, GDP tăng 6,82%, có thể nói đây là kết quả tăng trưởng kinh tế rất ấn tượng, tích cực; chúng ta đang đi theo đúng lộ trình và mục tiêu Quốc hội đặt ra, thậm chí có thể vượt được kế hoạch đề ra từ đầu năm. Đặc biệt, cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều tăng trưởng tốt; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; an ninh năng lượng, an ninh lương thực, cân đối cung cầu lao động được bảo đảm.
Đồng thời, xuất nhập khẩu cũng rất tốt, trong đó, xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, xuất siêu lớn, góp phần bảo đảm cán cân thanh toán. Kim ngạch xuất khẩu tăng 15,4%; nhập khẩu tăng 17,3%; xuất siêu ước đạt 20,8 tỷ USD. Như vậy, tính tổng cán cân thương mại lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu thực cả về tổng xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Thu hút FDI tăng trưởng cả về mặt mới cũng như thực hiện, cụ thể, thu hút FDI 9 tháng đạt 24,78 tỷ USD, tăng 11,6%; vốn FDI thực hiện đạt 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% và cao nhất trong nhiều năm qua; các lĩnh vực dịch vụ, du lịch phục hồi rất ấn tượng. Số lượt khách quốc tế 9 tháng đạt trên 12,7 triệu, tăng 43%.
Bên cạnh đó, tình hình thu ngân sách tiếp tục được cải thiện rõ nét. Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 85,1% dự toán năm, tăng 17,9% so với cùng kỳ, trong khi đã miễn, giảm, gia hạn 116,4 nghìn tỷ đồng thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất; các cân đối vĩ mô khác về cơ bản giữ vững; phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực, trong 9 tháng có 183 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động…
Tuy nhiên, vẫn còn những áp lực liên quan tới lạm phát, tận dụng cơ hội của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là những tác động của thiệt hại sau bão lũ vừa qua, cũng như một số khó khăn kéo dài của thị trường bất động sản và thị trường tài chính. Tôi cho rằng, nhìn chung đây là một bức tranh sáng và khả năng chúng ta đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra cả năm và có thể đạt cao hơn.
PV:Theo Tổng cục Thống kê, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2024 ước tăng 8,3% so với cùng kỳ. Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7%, đóng góp 2,4% mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Theo ông, đây có phải là điểm sáng tích cực trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức?
TS. Nguyễn Minh Phong: Đây là điểm sáng rất tích cực, bởi công nghiệp luôn là ngành chủ lực, giữ vai trò động lực chính của nền kinh tế và là sự vững mạnh của quốc gia. Đã có thời kỳ công nghiệp tăng trưởng rất thấp và gần như mờ đi vai trò này.
Những con số trong 9 tháng qua đã cho thấy, ngành công nghiệp tăng trưởng khá. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo quý III năm nay vẫn tiếp nối đà tăng trưởng tích cực từ quý II/2024, tiếp tục đóng vai trò là trụ cột chính của tăng trưởng kinh tế cả nước. Chỉ số sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo quý III/2024 tăng 6% so với quý trước và tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước, là quý có mức tăng trưởng cao nhất trong 6 năm qua, cao hơn cả mức tăng của năm 2019 là năm trước khi có dịch Covid-19. Có thể nói, 9 tháng năm nay đã khẳng định vai trò của ngành công nghiệp càng rõ nét.
PV: Để Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm nay và tạo đà cho năm tiếp theo, cần chú trọng vào những động lực tăng trưởng nào của nền kinh tế trong thời gian tới, thưa ông?
TS. Nguyễn Minh Phong:Các tổ chức quốc tế cũng như Chính phủ đã nhận diện và chỉ rõ những thách thức của nền kinh tế cần vượt qua trong năm 2024. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm nay và tiếp đà tăng trưởng cho các năm tới, tôi cho rằng, trước mắt nên tập trung mạnh nhất vào khuyến khích sự đổi mới sáng tạo của khu vực tư nhân và nâng cao trách nhiệm của khu vực Nhà nước, đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài, nhất là doanh nghiệp công nghệ cao.
Cùng với đó, tiếp tục giảm bớt các nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp và cho người dân để tăng tổng cầu xã hội; tiếp tục mở đường để tham gia hội nhập và tận dụng thật tốt các FTA thế hệ mới, cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu với các lĩnh vực chúng ta đang có lợi thế.
Ngoài ra, tiếp tục theo dõi, đánh giá, dự báo sát tình hình kinh tế thế giới và trong nước để có các ứng phó kịp thời với các rủi ro và tận dụng được cơ hội của xu hướng dịch chuyển đầu tư nước ngoài; có lộ trình điều chỉnh giá các hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước quản lý để kiểm soát lạm phát.
Đặc biệt, cần hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong bão, lũ vừa qua, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ổn định phát triển, đóng góp cho tăng trưởng.
PV: Xin cảm ơn ông!
顶: 42踩: 4Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân
Theo TS. Nguyễn Minh Phong, từ đầu năm đến nay, Chính phủ và Quốc hội tiếp tục ban hành nhiều chính sách gia hạn, miễn giảm thuế và tiền thuê đất hỗ trợ DN và người dân phục hồi sau dịch Covid-19 và thiên tai, là bão lũ. Những chính sách trên rất cần thiết và đúng đắn, được xã hội, công đồng DN rất hoan nghênh, điều này cho thấy Chính phủ cầu thị và luôn đồng hành cùng DN và người dân.
【kèo man utd】Khuyến khích đổi mới sáng tạo khu vực tư nhân, thúc đà tăng trưởng
人参与 | 时间:2025-01-25 23:39:10
相关文章
- Sóc Bom Bo
- Sao Việt 4/3/2024: Quyền Linh già nua khó nhận ra, Quế Vân tình tứ bên Việt Anh
- Số lượng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu xuất khẩu sang EU còn thấp
- Đàm Thu Trang chụp ảnh sum vầy đầu năm bên bố mẹ Cường Đô La
- Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- Màn lội ngược dòng kịch tính của diễn viên Hải Nam ở show Aquabike
- Ấn Độ yêu cầu các nhà máy đường tăng dự trữ khi giá toàn cầu tăng cao
- Thêm một vụ sử dụng trạm BTS giả phát tán tin nhắn lừa đảo bị bắt giữ, xử lý
- Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
- Khởi tố 65 đối tượng trong vụ tiếp viên hàng không xách ma túy
评论专区