【lịch thi đấu cup c1 châu âu】Đổi mới kiểm soát chi từ kho bạc điện tử sang kho bạc số
Nguồn: Kho bạc Nhà nước Đồ họa: Văn Chung |
Đơn giản hóa cơ chế, hiện đại hóa nghiệp vụ
Trở thành kho bạc điện tử, công tác kiểm soát chi (KSC) của kho bạc Nhà nước (KBNN) đã có nhiều cải cách rõ rệt.
Cải cách rõ rệt nhất chính là về cơ chế, chính sách. Cụ thể, Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2020/NĐ-CP quy định thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc. Theo đó, các thủ tục đã được đơn giản hóa rất nhiều. Cùng với đó, trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quy trình chi ngân sách cũng được phân định rõ, từ đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS), chủ đầu tư, KBNN.
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới Để thực hiện thành công các mục tiêu trong cải cách công tác kiểm soát chi (KSC) thì con người là yếu tố quyết định. KBNN đặt ra mục tiêu trong thời gian tới sẽ thực hiện đào tạo các lớp nghiệp vụ KSC và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác KSC cho đội ngũ công chức làm KSC trong toàn hệ thống. |
Về nghiệp vụ KSC, các khoản chi ngân sách nhà nước (NSNN) đã được kiểm soát theo ngưỡng. Cụ thể, KBNN thực hiện kiểm soát các khoản chi có hợp đồng và có giá trị hợp đồng hơn 50 triệu đồng; thực hiện kiểm soát nội dung chi đối với những khoản chi dưới ngưỡng 50 triệu đồng. Đồng thời, KBNN đã linh hoạt thực hiện 2 phương thức thanh toán đó là, “thanh toán trước, kiểm soát sau” đối với hợp đồng thanh toán nhiều lần; khi hợp đồng được thanh toán đến 80% giá trị được chuyển sang hình thức “kiểm soát trước, thanh toán sau”. Nhờ đó đã giảm được 70% tổng số món chi nhưng vẫn kiểm soát được 99% tổng giá trị chi NSNN.
Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) được KBNN triển khai diện rộng từ năm 2018, đến nay, gần 100% hồ sơ, chứng từ giao dịch được thực hiện trên môi trường điện tử đã góp phần rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ của KBNN từ 1 - 3 ngày làm việc. Đối với hình thức “thanh toán trước, kiểm soát sau” chỉ còn 1 ngày làm việc. Tính đến hết năm 2023,hệ thống DVCTT của KBNN đã được kết nối liên thông với phần mềm kế toán của gần 25% tổng số đơn vị sử dụng ngân sách trong cả nước.
Một số khoản chi thường xuyên có tính chất định kỳ như điện, nước, viễn thông đã được KBNN thực hiện thanh toán tự động theo ủy quyền của đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS). Quy trình thanh toán tự động hóa hoàn toàn, không có sự can thiệp của con người nên đã giúp các ĐVSDNS tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực kiểm soát hồ sơ, công chức kho bạc giảm áp lực tiếp nhận, xử lý trên DVCTT, có thêm thời gian kiểm soát các hồ sơ có tính phức tạp hơn.
Đổi mới kiểm soát chi phù hợp với kho bạc số
Ảnh minh họa. |
Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 đã đề ra yêu cầu cho công tác KSC là thống nhất đầu mối, quy trình và số hóa công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN; đổi mới cơ chế quản lý cam kết chi NSNN; cung cấp đầy đủ thông tin cam kết chi NSNN phục vụ cho việc lập, phân bổ và thực hiện kế hoạch ngân sách trung hạn, hàng năm theo thông lệ quốc tế…
Để thực hiện thành công chiến lược phát triển, KBNN cũng đưa ra những lộ trình cụ thể để thực hiện, trong đó có lộ trình đổi mới nghiệp vụ KSC.
Theo đó, để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cam kết chi NSNN phục vụ cho việc lập, phân bổ và thực hiện kế hoạch ngân sách trung hạn, hàng năm theo thông lệ quốc tế, trong thời gian tới đấy, KBNN sẽ thực hiện nâng cấp hạ tầng truyền thông đảm bảo kết nối thông suốt, ổn định song song với việc đẩy nhanh lộ trình số hóa hồ sơ, chứng từ; thực hiện chia sẻ và liên thống dữ liệu số toàn trình.
Trong đó, hệ thống thông tin và quản lý ngân sách cùng với kế toán nhà nước số đóng vai trò là hệ thống lõi; có sự kết nối, liên thông và chia sẻ dữ liệu với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và các hệ thống khác có liên quan NSNN, đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng NSNN.
Đồng thời, KBNN cũng đổi mới phương thức KSC NSNN theo hướng chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, gắn với việc tăng cường phân cấp, giao trách nhiệm giải trình cho ĐVSDNS và tương ứng với mức độ phát triển chức năng kiểm toán nội bộ tại các bộ, ngành, địa phương; đi đôi với kiểm soát rủi ro, tăng cường thanh tra, kiểm tra các trường hợp có dấu hiệu vi phạm.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với hệ thống KBNN hiện nay là phạm vi hoạt động nghiệp vụ rộng, liên quan đến tất cả các bộ, ngành, địa phương. Vì thế, để số hóa các hoạt động nghiệp vụ hướng tới kho bạc số rất cần sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các đơn vị liên quan. Trong khi đó, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số về chuyển đổi số còn rất hạn chế. Thêm vào đó, mặt bằng dân trí giữa các khu vực còn chưa đồng đều và thiếu các yếu tố về công nghệ, phương tiện, kỹ thuật.
Để khắc phục những khó khăn này, KBNN cũng đang yêu cầu các cấp ngân sách tại địa phương có giải pháp tuyên truyền, giáo dục để nâng cao dân trí, giảm bớt khoảng cách về khả năng, cơ hội tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại nhằm tạo nền tảng tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thanh toán điện tử trong chi trả NSNN cho các đối tượng thụ hưởng là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·Khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ
- ·Tuyển Anh vào chung kết EURO 2024 giữa ồn ào quả 11m gây tranh cãi
- ·Áp dụng chính sách riêng nếu khai tách cả lô hàng thành các loại hình khác nhau
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Hải quan Hà Tĩnh: Tăng thu nhờ tích cực hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Nghị quyết 08 tạo động lực cho du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn
- ·Hà Nội: Ngăn chặn hiệu quả vi phạm về hóa đơn
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Hải quan Đồng Nai chủ động hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản
- ·Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- ·Thanh Hóa: Phá chuyên án "khủng", thu giữ hơn 100kg pháo nổ
- ·Không có chi cục trưởng hải quan bị xử lý hình sự
- ·Ngày 1/11, Bộ GTVT đồng loạt kết nối 60 thủ tục vào Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Bóng đá Việt Nam: Chuyện bầu Thắng, bầu Đức và hai chữ chuyên nghiệp
- ·Hải quan Điện Biên thu vượt 2 lần dự toán
- ·Thu thuế xuất nhập khẩu đạt hơn 173.000 tỷ đồng
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Nghêu chết gần 240 tấn