Ngành dệt may của Việt Nam hiện dành trên 80% năng lực sản xuất cho xuất khẩu. Theềmhóacácquyđịnhtronghiệpđịnhthươngmạitựsoi kèo inter milan hôm nayo Hiệp hội Dệt may Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm 2024 thị trường xuất khẩu chính của ngành vẫn là Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Mục tiêu trong thời gian tới của ngành là đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa phân khúc khách hàng, sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh; đặc biệt là tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mang lại.
Một trong những giải pháp quan trọng để đạt mục tiêu này là sự hỗ trợ kịp thời về thông tin của Thương vụ Việt Nam ở thị trường nước ngoài. Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài có thể nắm bắt nhanh nhất, có những cảnh báo sớm để doanh nghiệp trong nước có biện pháp ứng phó với những diễn biến bất lợi cho DN trong nước xuất khẩu hàng hóa. Theo đó, ngành dệt may cần sự hỗ trợ để tăng khả năng khai thác ưu đãi từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Về CPTPP, Thương vụ Việt Nam tại Canada cho hay qua làm việc, Hiệp hội Dệt may Canada đã chỉ ra những khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng dệt may do các doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi trong CPTPP. Tuy nhiên, để bảo đảm thị phần cũng như tốc độ tăng trưởng dệt may sang địa bàn này, trong bối cảnh đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Bangladesh, Campuchia đang được hưởng ưu đãi về thuế quan nhập khẩu (GSP), việc làm “mềm hóa” hay thuận lợi hóa quy tắc xuất xứ trong CPTPP là rất cần thiết. Quan trọng là, cả Việt Nam và Canada không bị xung đột lợi ích trong vấn đề làm “mềm hóa” quy tắc xuất xứ này.
Trong thực tế, một số thành viên của CPTPP như New Zealand, Chile đã có phụ lục riêng và đơn giản hóa quy tắc xuất xứ chỉ từ cắt và may chứ không phải là từ sợi trở đi. Để có căn cứ làm việc với phía Canada, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Canada đề nghị Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị đề xuất bằng văn bản gửi Bộ Công thương để bộ báo cáo Chính phủ; đồng thời kiến nghị các đơn vị thuộc bộ làm việc với đối tác Canada tiến đến ký kết quy chế song phương hoặc đàm phán để thuận lợi hóa hơn nữa quy tắc xuất xứ hàng dệt may trong CPTPP.
Một vấn đề nữa, chiến lược phát triển bền vững ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đã phê duyệt được hơn một năm nhưng tiến độ triển khai chậm. Ngành dệt may mong muốn Bộ Công thương vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, thúc đẩy tiến độ thực hiện chiến lược này để hình thành được các tổ hợp, khu công nghiệp dệt may lớn nhằm phát triển nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất cho ngành dệt may.
KHẢI ANH
顶: 864踩: 5
【soi kèo inter milan hôm nay】“Mềm hóa” các quy định trong hiệp định thương mại tự do
人参与 | 时间:2025-01-13 03:38:36
相关文章
- Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- Người nhà xúc động khi đón thân nhân từ Ukraine về tới sân bay Nội Bài
- Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp dương tính với nCov
- Ảnh hưởng virus corona: Trung tâm thương mại tại TP.HCM vắng như chợ chiều
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- Du lịch và giao thông là những ngành chịu tác động trực tiếp từ dịch viêm phổi nCov
- Từ “khoán hộ” đến những đổi mới trong nông nghiệp
- Xuân Quê hương tại Pháp: Tràn đầy hy vọng và động lực vươn lên
- Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- Kirin Capital rao bán công ty chứng khoán giá 24 triệu USD
评论专区