【đội hình napoli】Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng đô thị đại học
Sáng 12/9,ủtướngQuyếttâmxâydựngđôthịđạihọđội hình napoli Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với ban lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành, UBND TP. Hà Nội.
Cách đây gần một năm, Thủ tướng đã có buổi làm việc với ĐHQGHN để lắng nghe tình hình hoạt động, cho ý kiến về các giải pháp phát triển ĐHQGHN.
Mở đầu buổi làm việc hôm nay, Thủ tướng đề nghị đi thẳng vào các kiến nghị, vướng mắc hiện nay của ĐHQGHN, nhất là những tồn tại trong việc triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp lần trước, từ đó có giải pháp tháo gỡ.
Rút ngắn phần trình bày về kết quả hoạt động thời gian qua, Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tập trung kiến nghị về dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc, đã được triển khai từ năm 2003 nhưng đến nay chưa xong.
Ông Nguyễn Kim Sơn kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chuyển giao Ban Quản lý dự án từ Bộ Xây dựng về ĐHQGHN; chỉ đạo các bộ, ngành và UBND TP. Hà Nội trong việc giải phóng mặt bằng và tái định cư; Hà Nội xem xét xây dựng một số công trình công cộng tại Hòa Lạc, làm thủ tục giao quyền sử dụng đất tại diện tích đã giải phóng mặt bằng. ĐHQGHN cũng kiến nghị được quyền điều chỉnh các quy hoạch thành phần cho phù hợp với yêu cầu mới; bố trí vốn cho giải phóng mặt bằng và tái định cư với số vốn cần có khoảng 1.200 tỷ đồng; kiến nghị Chính phủ ban hành quy chế đặc biệt cho dự án như chính sách đối với Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Trước kiến nghị của ĐHQGHN và nghe ý kiến của các thành viên đoàn công tác, Thủ tướng cho biết, ngay sau cuộc làm việc, xuống trực tiếp hiện trường thị sát công tác xây dựng dự án để đưa chủ trương, quyết tâm có một khu đô thị đại học thành hiện thực, chứ không phải “cứ ngồi hội trường bàn mãi”.
Thủ tướng khẳng định, muốn phát triển đất nước thì phải đổi mới giáo dục. Đây là cội nguồn đưa đất nước tiến lên. Trong quá trình đó, ĐHQGHN đóng vai trò quan trọng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng, kỳ vọng vào ĐHQGHN trong sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo cũng như đóng góp vào sự phát triển đất nước. ĐHQGHN sẽ đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt hệ thống đại học trong đổi mới, hội nhập. Chính phủ luôn quan tâm đến điều kiện phát triển của ĐHQGHN, nhất là cơ sở vật chất.
Với tinh thần đó, Thủ tướng bày tỏ kỳ vọng về việc xây dựng làng đại học, khu đô thị đại học với ĐHQGHN làm nòng cốt.
Vì vậy, Thủ tướng đồng ý quy hoạch lại khu đô thị đại học ĐHQGHN, trong đó tập trung vốn của Nhà nước cho giải phóng mặt bằng. “Sau này, đại học nào muốn gia nhập ĐHQGHN trên tinh thần tự nguyện, cùng hợp tác thì chúng ta càng hoan nghênh”, Thủ tướng nói. Chúng ta sẽ có một số cơ chế về phát triển ĐHQGHN, trong đó có cơ chế về giải phóng mặt bằng, vốn đầu tư, tự chủ cho các đại học thành viên…
Đối với kiến nghị về dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc, Thủ tướng đồng ý việc chuyển giao ban quan lý dự án từ Bộ Xây dựng về ĐHQGHN, đồng thời ủy quyền quyết định đầu tư cho ĐHQGHN. Đây là việc cần thiết bởi “sản phẩm cuối cùng sử dụng là ĐHQGHN”. Tinh thần là để ĐHQGHN tự chủ, chủ động, quyết liệt hơn.
Trước kiến nghị về chỉ đạo các bộ, ngành, UBND TP. Hà Nội phối hợp trong việc giải phóng mặt bằng và tái định cư, đề nghị Hà Nội xem xét xây dựng một số công trình công cộng tại Hòa Lạc, UBND TP. Hà Nội làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho ĐHQGHN,… Thủ tướng giao TP. Hà Nội chỉ đạo huyện Thạch Thất tập trung tối đa cho giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các dự án, công trình triển khai; chống lấn chiếm, xây dựng trái phép. Từ bài học dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc chậm trễ 10 năm do giải phóng mặt bằng, Thủ tướng cho rằng, cần rút kinh nghiệm đối với dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc.
Thủ tướng đồng ý sẽ có cơ chế riêng cho việc tái định cư đối với dự án; cho phép ĐHQGHN điều chỉnh các quy hoạch và dự án thành phần chi tiết 1/500 phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới, tương tự như trường hợp ĐHQG TPHCM.
Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của ĐHQGHN về tăng cường ngân sách giải phóng mặt bằng, tái định cư và xây dựng các công trình thiết yếu bởi “nếu không có mặt bằng tốt thì không thể có khu đô thị đại học, không thể kêu gọi đầu tư, huy động vốn xã hội hóa”.
Về kiến nghị phê duyệt chủ trương vay ODA từ Ngân hàng Thế giới (WB) để đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm, cấp bách cho ĐHQGHN tại Hòa Lạc, Thủ tướng đồng ý, giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, ĐHQGHN thống nhất phương án cụ thể, báo cáo Thủ tướng quyết định.
Với kiến nghị Chính phủ ban hành quy chế đặc biệt cho xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc tương tự như các chính sách đã có cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thủ tướng cho biết, đã có các quy định pháp luật về xây dựng các dự án và ngày 20/6 vừa qua, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định 74 quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Với tinh thần ủng hộ, Thủ tướng giao ĐHQGHN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất cơ chế chính sách đặc thù cho dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc.
Đối với một số kiến nghị khác như: Thí điểm cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng cho hoạt động khoa học công nghệ, vấn đề thi đua khen thưởng, việc xét lương đối với giáo sư, phó giáo sư,… Thủ tướng đều thể hiện tinh thần ủng hộ, giao các bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết. Vấn đề nào vướng mắc, vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng.
Thủ tướng mong muốn, với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao, với tiềm năng nội lực về đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đặc biệt là với kinh nghiệm và thành tựu đạt được của mình, ĐHQGHN là đơn vị tiên phong, đi đầu góp sức quan trọng vào việc phát triển, triển khai các hoạt động thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.
Ngay sau buổi làm việc, Thủ tướng và đoàn công tác đi thị sát tại một số địa điểm triển khai dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc./.
Hiện nay, ĐHQGHN có 29.397 sinh viên đại học chính quy; 6.206 học viên cao học, 1.523 nghiên cứu sinh. Bên cạnh việc công bố 560 bài báo ISI, các nhà khoa học của ĐHQGHN đã có 2 công trình khoa học được đăng trên Tạp chí Nature hàng đầu thế giới (năm 2013 và 2016); 12 phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích được công nhận. Hiện tại, ĐHQGHN có 8 phòng thí nghiệm trọng điểm, 23 nhóm nghiên cứu mạnh, đã thực hiện 7 dự án lớn trong nước và 7 dự án lớn quốc tế. |
Theo Chinhphu.vn
下一篇:Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
相关文章:
- Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- PM sees positive signs for economic recovery
- Vietnamese, Chinese public security ministries bolster anti
- Việt Nam supports, congratulates new WTO leader: Ambassador
- MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- Vietnamese, Lao Party chiefs hold phone talks
- Gov't addresses enforcement issues in amended Law on Intellectual Property
- Vietnam proposes COVID
- Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
- VN, Laos, Cambodia agree to boost border gate cooperation
相关推荐:
- Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- PM urges Phú Yên Province to polish its 'rough diamond' tourism potential
- VN attends 46th regular session of UN Human Rights Council
- Appeal trial begins for six defendants involved in Đồng Tâm incident
- Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- List of candidates nominated for deputies of 15th NA is being finalised
- Việt Nam attends ASEAN Defence Senior Officials’ Meeting
- Party Central Committee Office nominates five candidates for 15th NA election
- Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- Appeal trial begins for six defendants involved in Đồng Tâm incident
- Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- Ngày 5/1: Giá heo hơi trở lại đà tăng trong tuần đầu năm