Chia sẻ tại tọa đàm "Doanh nghiệp và phát triển bền vững" chiều 11/7, ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Duy Tân Recycling, cho biết mỗi ngày, chỉ riêng lượng chai nhựa cứng thải ra môi trường từ khu vực Đà Nẵng đến các tỉnh miền Nam, Duy Tân Recycling thu gom đến 180 tấn. Con số này tương đương 10 triệu chai.
"Tức là mỗi ngày, nếu trung bình một người dân TP.HCM bỏ ra môi trường 1 chai nhựa thì chúng tôi đủ sức thu gom hết. Và 10 triệu chai nhựa này khi tái chế chúng tôi thu được khoảng 70%. Hiện Duy Tân Recycling mới tái thu gom, tái chế chai ra chai, chủ yếu là các chai nước uống, chai, lọ đựng hóa mỹ phẩm", ông Lê Anh cho biết.
Thu gom 2,4 tỷ chai nhựa
Theo lãnh đạo doanh nghiệp này, ngành tái chế nhựa ở Việt Nam đã có 40 năm chứ không mới. Tuy nhiên không nhiều doanh nghiệp tham gia vì nhiều lý do. Người tiêu dùng vẫn còn khắt khe với sản phẩm này, trong khi doanh nghiệp muốn đầu tư thì phải có vốn, hiểu về ngành, có con người và có công nghệ.
Riêng trong năm 2023, công ty đã thu gom và tái chế được 30.800 tấn rác thải nhựa, tương đương 2,4 tỷ chai nhựa.
"Làm nhựa tái chế, chất lượng cao thì chi phí tăng lên khoảng 30-35% so với nhựa chính phẩm. Tức nếu mua nhựa chính phẩm 1 đồng thì mua nhựa tái chế khoảng 1,3 đồng. Đây là ngành mới nên Duy Tân chưa thể tính chuyện có lợi nhuận tốt ngay như kỳ vọng mà phải sau 3-5 năm, khi thị trường trong nước có người sử dụng nhiều, người tiêu dùng ý thức được sử dụng nhựa tái chế tốt cho môi trường. Các doanh nghiệp trong nước vẫn còn đang xem xét thôi chứ chưa quyết tâm với sản phẩm tái chế như doanh nghiệp nước ngoài", ông Lê Anh cho biết.
Doanh nghiệp này kỳ vọng sẽ tái chế được 2/3 lượng rác thải nhựa, và mong muốn sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp chung tay. Như thế không chỉ để phát triển ngành tái chế, mà mục tiêu lớn để đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, giải quyết lượng rác nhựa đang thải quá lớn ra môi trường.
Hiện doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy công suất 60.000 tấn, tương đương với hơn 4 tỷ chai nhựa được tái chế mỗi năm. Sau khi hoàn thành giai đoạn 3, công suất nhà máy có thể đạt tới 100.000 tấn/năm, tương đương mỗi năm tái chế 7 tỷ chai nhựa.
Xu hướng dùng nhựa tái chế
Bà Chu Thị Kim Thanh – Giám đốc Vận hành Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam), cho biết thống kê đã có 29 công ty lớn, trong đó rất nhiều tập đoàn đa quốc gia đã đã trở thành thành viên của PRO Vietnam. Hiện phần lớn các sản phẩm đóng chai ở siêu thị là sản phẩm tái chế. Các thương hiệu lớn đưa ra, và người tiêu dùng cũng dần vui vẻ đón nhận.
Tuy nhiên, với lượng sản phẩm sử dụng bao bì nhựa đưa ra thị trường và lượng tiêu dùng hàng ngày lớn như hiện nay, nếu chỉ 29 doanh nghiệp này thì cũng như muối bỏ biển. Nhà nước cần có chính sách để nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng tham gia, thì chương trình mới đi đến đích.
Ông Trương Anh Hải - Phó tổng giám đốc NS BlueScope Vietnam, nói bây giờ không còn cam kết nữa, mà phải hành động. Trách nhiệm với môi trường, phát triển bền vững là của tất cả mọi người chứ không chỉ gói gọn với doanh nghiệp, tổ chức nào.
Theo ông Hải, người đứng đầu doanh nghiệp phải là những người quyết tâm và làm gương thực hiện, có trách nhiệm với quyết tâm của doanh nghiệp chứ không phải hô hào suông. Ông nêu dẫn chứng trong một hội nghị về cam kết giảm phát thải với sự quy tụ của nhiều doanh nghiệp, nhưng mỗi lãnh đạo từ cấp quản lý phòng đến cấp cao nhất của doanh nghiệp mỗi người đi một ô tô, thì cam kết cũng không ý nghĩa.
Cảnh báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm Việt Nam thải khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa ra môi trường, đứng thứ 4 trong Top 20 nước hàng đầu thế giới về rác thải nhựa.
Việt Nam cũng đang là quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu ở nhiều mặt: giảm đa dạng sinh học rừng (rừng nguyên sinh chỉ còn 8% so với 50% ở các nước trên thế giới); Nước biển dâng làm mất đi nguồn đất màu mỡ cho nông nghiệp; Hạn hán làm hoang mạc hoá nhiều khu vực ở miền Trung; Biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến cơ sở hạ tầng, xã hội, kinh tế kém phát triển và nghèo đói.
Toạ đàm "Doanh nghiệp và phát triển bền vững" là một phần quan trọng của chuỗi "Việt Nam hướng đến tương lai bền vững”, được khởi xướng và tổ chức bởi LifeNex và PDA & Partners, Liên minh tái chế bao bì Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED), Lãnh sự quán nhiều nước tại TP.HCM cùng sự tham gia của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia chính sách, các nhà nghiên cứu và các cá nhân ủng hộ phát triển bền vững.
-
TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấpFDA khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với dầu gội Dove và Tresemme giả mạoThứ trưởng Trần Văn Tùng: Đánh giá nghiêm túc GTCLQG để tôn vinh những doanh nghiệp xứng đángHàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành phải có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậtTín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?Truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ QR Code: Cần sự phối hợp Nhà nướcThuê xe đi lễ đầu năm: Những lưu ý chọn được xe đạt tiêu chuẩn an toàn90% sản phẩm thực phẩm nhập khẩu sẽ được tự công bố chất lượngHLV Kim SangThừa Thiên
下一篇:Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·Những ‘yếu điểm’ của iPhone X nhất định cần phải biết trước khi mua
- ·Không đạt chất lượng về chỉ tiêu định lượng thuốc Peridom
- ·Truy xuất nguồn gốc chặn thực phẩm bẩn tới bàn ăn
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Quần áo hàng hiệu nhái thương hiệu bán tràn lan người dùng dễ 'sập bẫy'
- ·Bình Thuận: Xử phạt nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu kém chất lượng
- ·Mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thực phẩm tại lớp 17 học sinh phải nhập viện
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Chất lượng nước giải khát đóng chai với sức khỏe người tiêu dùng
- ·Bình Dương: 'Lộ diện' 6 doanh nghiệp tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2018
- ·Sự thật gây sốc: Ung thư vú có liên quan đến nâng ngực?
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Năm 2025, sẽ có ít nhất 200 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận
- ·‘Check’ sản phẩm hữu cơ bằng phần mềm truy xuất nguồn gốc
- ·Nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có thương hiệu đối với hoạt động xuất khẩu