【bóng đá tỷ lệ c1】Chủ động phòng chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững

Hiện tại,ủđộngphòngchốngdịchbệnhpháttriểnchănnuôibềnvữbóng đá tỷ lệ c1 đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đang được bảo đảm an toàn về dịch bệnh. Tuy nhiên, trong thời gian tới nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng, tai xanh, bệnh dại ở chó, mèo là rất cao.

 Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, ngành chăn nuôi của tỉnh cơ bản phát triển ổn định. Trong ảnh: Cán bộ thú y tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh trên đàn heo

 Tiêm phòng vắc xin đầy đủ

Tiêm phòng vắc xin được xem là giải pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn vật nuôi, ngăn chặn dịch bệnh trong thời tiết giao mùa. Đây là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả, nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững.

Ông Võ Hữu Thành, đại diện trang trại chăn nuôi gà lông trắng trên địa bàn ấp Mương Đào, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, cho biết trang trại hiện có hơn 140.000 con gà lông trắng được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật rất khắt khe để đạt chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi con gà ngay từ khi bắt đầu nuôi đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để phòng bệnh. Hàng tuần, phun khử trùng toàn bộ khu chuồng trại 1 lần. Đồng thời định kỳ hàng tháng phun thuốc khử mùi 2 lần, bảo đảm chuồng trại và môi trường xung quanh luôn được giữ vệ sinh, sạch mầm bệnh.

Theo đánh giá của ngành chăn nuôi huyện Bàu Bàng, các trang trại chăn nuôi ở địa phương đa số đều chuyển sang công nghệ chăn nuôi chuồng lạnh, từ đó góp phần bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn thực phẩm. Phần lớn các trang trại chăn nuôi gia công cho các công ty như CP, Emivest, Japfa, 3F Việt…

Ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Bàu Bàng, cho biết nhằm tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững, cung cấp sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, huyện đã ban hành kế hoạch về việc phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Đồng thời, trạm cũng tổ chức nhiều đợt vệ sinh tiêu độc khử trùng, cấp hóa chất cho các xã, thị trấn để tiến hành phun khử trùng, công tác tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm được triển khai hiệu quả. Trạm luôn chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, quy trình thực hành chăn nuôi tốt, các quy định, biện pháp phòng chống dịch, cơ chế chính sách của Nhà nước để người dân nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Theo ông Trần Phú Cường, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, tổng đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh tương đối lớn, nhưng hình thức chăn nuôi quy mô trang trại hiện chiếm tỷ lệ trên 70% với hơn 200 trang trại. Năm 2023, công tác tiêm phòng của nhiều địa phương được triển khai nhanh, vượt kế hoạch đề ra, đạt trên 90%. Một số địa phương xảy ra ổ dịch đã triển khai ngay và hiệu quả các biện pháp phòng chống, khống chế không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

Theo hướng an toàn sinh học

Ông Trần Phú Cường cho rằng để công tác tiêm vắc xin phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đạt kết quả cao, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp các địa phương tiến hành rà soát chặt chẽ các hộ chăn nuôi trên địa bàn, thống kê tổng đàn vật nuôi, từ đó nắm số lượng để có khuyến cáo hợp lý trong phát triển, tuyên truyền thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng đúng tiến độ, bảo đảm nhanh gọn, an toàn. Đồng thời, chi cục thực hiện quản lý, cấp phát và sử dụng vắc xin đúng quy định, đúng đối tượng trong suốt thời gian thực hiện.

 Mô hình trại gà theo hướng an toàn sinh học tại xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo của Công ty Emivest

Cùng với đó, đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; tiếp tục thực hiện kiểm tra, kiểm soát giết mổ bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm. Các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng, bảo đảm chất lượng và số lượng trong đợt; tiêm phòng bổ sung cho những gia súc, gia cầm mới phát sinh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh xảy ra, tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi bền vững.

Trong bối cảnh dịch bệnh trên đàn vật nuôi còn diễn biến phức tạp, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh luôn tích cực phối hợp với các địa phương tổ chức tiêm phòng vắc xin định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm; đồng thời phối hợp tổ chức các đợt vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng chống dịch bệnh.

 Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã và đang hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, bảo đảm an toàn dịch bệnh nhằm hạn chế rủi ro. Đồng thời, ngành khuyến cáo người chăn nuôi tham gia, mở rộng các chuỗi liên kết nhằm ổn định giá cả và đầu ra cho sản phẩm. Cùng với đó, chi cục sẽ tăng cường phối hợp cùng các địa phương để theo dõi tình hình phát triển sản xuất chăn nuôi và dịch bệnh, đồng thời thực hiện tăng đàn, tái đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh để bảo đảm nguồn cung cho thị trường.
La liga
上一篇:Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
下一篇:Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu